Diễn đàn Kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm 2023 "Vượt gian khó đón tương lai"

Sáu tháng đầu năm 2023, sự biến động của nhiều nền kinh tế tiên tiến trên thế giới đi kèm với những rủi ro bất ổn khác cho thấy viễn cảnh tăng trưởng là khá mong manh. Các ngân hàng trung ương dự kiến sẽ giữ lãi suất ở mức cao và hầu hết các quốc gia sẽ áp dụng chính sách tài khóa thắt chặt hơn nhằm giảm bớt gánh nặng nợ phát sinh từ các chính sách hỗ trợ khi đại dịch bùng phát. Cũng trong những tháng đầu năm 2023, thị trường tài chính toàn đã chứng kiến những thất bại đến từ một số ngân hàng lớn phần nào ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, sự kỳ vọng về thương mại toàn cầu được thúc đẩy từ triển vọng tăng trưởng trở lại của Trung Quốc, khi các chính sách quản lý liên quan đến kiểm soát dịch bệnh được dỡ bỏ.

Là một quốc gia với độ mở thương mại lớn, Việt Nam gần như không nằm ngoài tác động của các xu thế kể trên. Nếu những quyết sách không được điều chỉnh kịp thời và thích ứng với môi trường ngày một biến động hiện nay, mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 sẽ thực sự làm một vấn đề khó khăn mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định về tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2023. Có thể thấy, trong thời gian qua, nhờ các biện pháp ổn định tỷ giá đã giúp cho thị trường trong nước không còn chịu tác động của giá USD trên thị trường quốc tế, đây là yếu tố quan trọng trong việc duy trì và củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch sản xuất kinh doanh. Nỗ lực ổn định tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước đã góp phần tích cực trong việc ổn định lạm phát, thu hút đầu tư nước ngoài, tăng dự trữ ngoại hối. Do tỷ giá ổn định, các tổ chức kinh tế và cá nhân có thiên hướng đẩy mạnh bán ngoại tệ cho các NHTM để lấy VND, dòng kiều hối chuyển về tăng mạnh.

Bên cạnh những điểm sáng, việc dựa vào nguồn lực xuất khẩu của một số ít các doanh nghiệp nước ngoài đã bộc lộ những yếu kém đi kèm khi việc mở rộng kinh doanh của những nhà đầu tư này đạt đến ngưỡng bảo hòa và tác động không mong muốn từ thị trường toàn cầu. Thêm vào đó, trong những năm qua, Việt Nam thường xuất siêu hàng hóa do có lực lượng lao động đông, giá nhân công rẻ, thiếu ngoại tệ mạnh, hệ số giữa tỷ giá sức mua tương đương/tỷ giá hối đoái lớn, nhưng lại nhập siêu lớn về dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch và logistics. Có thể thấy sau hơn một thập kỷ tạo dựng nền tảng vĩ mô ổn định thông qua kiểm soát lạm phát ở mức thấp, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, tỷ giá ổn định, Việt Nam cần định hình lại chiến lược phát triển và thu hút đầu tư cũng như chuyển dịch mục tiêu khách hàng xuất khẩu tiềm năng. Đây có lẽ là thời điểm quan trọng để chúng ta tái cấu trúc lại nền kinh tế chuyển mình từ một nền kinh tế thâm dụng lao động sang một nền kinh tế thâm dụng công nghệ và tri thức.

Nhằm nhận định rõ những cơ hội, thách thức mang lại cho nền kinh tế Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp, trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh tiến hành tổ chức Diễn đàn kinh tế vĩ mô với chủ đề Vượt gian khó đón tương lai”. Đây là một diễn đàn kinh tế với quy mô lớn, được tổ chức lần thứ 11 tại trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh. Hội thảo kinh tế vĩ mô lần này quy tụ được trí tuệ của các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam để phân tích, đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô Thế giới và Việt Nam. Các chia sẽ và tham luận tại hội thảo sẽ là cơ sở để tham mưu cho Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan Ban, Bộ ngành của Chính phủ trong xây dựng, điều hành chính sách. Hội thảo kinh tế lần này cũng nhằm giúp cho các Ngân hàng, doanh nghiệp có những chiến lược kinh doanh ứng phó kịp thời với các điều kiện bấp bênh của thị trường kinh tế thế giới, hướng đến phát triển bền vững trong tương lai.

Diễn đàn Kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm 2023 Vượt gian khó đón tương lai

Nội dung chương trình

7.30 - 8.00: Đón tiếp đại biểu

8.00 - 8.05: Giới thiệu Chương trình và Đại biểu

8.05 - 8.15: Phát biểu khai mạc

8.15 – 9.15: CÁC BÁO CÁO THAM LUẬN

Báo cáo 1: Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023 – Vượt gian khó đón tương lai

PGS.TS. Nguyễn Đức Trung, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Báo cáo 2: Triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam trước các xu hướng và thách thức toàn cầu

PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Báo cáo 3: Kinh tế số Việt Nam – triển vọng và thách thức

GS.TS. Trần Thọ Đạt, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế

Báo cáo 4: Điểm nghẽn đối với tăng trưởng Thành phố Hồ Chí Minh – Vấn đề và giải pháp

Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

9.15 – 11:00: PHIÊN THẢO LUẬN BÀN TRÒN

Điều phối:

  1. GS.TS. Trần Thọ Đạt, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế;
  2. PGS.TS. Nguyễn Đức Trung, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh;
  3. Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh;
  4. PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Chuyên gia tham gia thảo luận bàn tròn:

  • Đại diện Ban Kinh tế Trung ương;
  • Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
  • Đại diện Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh;
  • Đại diện lãnh đạo các trường đại học khối Kinh tế ba miền Bắc, Trung, Nam;
  • Đại diện Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh;
  • Đại diện các Hiệp hội Bất động sản, Hiệp hội Blockchain Việt Nam, Hiệp hội Internet Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp,…;
  • Lãnh đạo các Ngân hàng Thương mại, các công ty Chứng khoán trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
  • Các nhà khoa học, giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học khối Kinh tế.

11.00 - 11.15: Phát biểu tổng kết và bế mạc diễn đàn

 

    Kính mời quý Giảng viên, nghiên cứu viên các Trường đại học, cơ sở nghiên cứu, các tổ chức tài chính, doanh nghiệp và quý đại biểu có quan tâm, tham dự Hội thảo. 

 

kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE