Sáu tháng đầu năm 2023, sự biến động của nhiều nền kinh tế tiên tiến trên thế giới đi kèm với những rủi ro bất ổn khác cho thấy viễn cảnh tăng trưởng là khá mong manh. Là một quốc gia với độ mở thương mại lớn, Việt Nam gần như không nằm ngoài tác động của các xu thế kể trên. Nếu những quyết sách không được điều chỉnh kịp thời và thích ứng với môi trường ngày một biến động hiện nay, mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 sẽ thực sự làm một vấn đề khó khăn mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định về tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2023.
Nhằm nhận định rõ những cơ hội, thách thức mang lại cho nền kinh tế Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp, ngày 18 tháng 7 năm 2022 trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh đã tiến hành tổ chức Diễn đàn kinh tế vĩ mô với chủ đề “Vượt gian khó đón tương lai”.
Về phía các cơ quan quản lý, hoạch định, tham mưu chính sách có sự tham dự của:
- TS. Trần Anh Tuấn - Trưởng Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp TP.HCM, Đại biểu Quốc hội
- Ông Phạm Bình An - Phó Viện trưởng Phụ trách Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM
- Ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó Giám đốc Ngân hàng Chi nhánh TP.HCM
- Bà Nguyễn Huyền Dịu - Trưởng phòng Nghiên cứu Kinh tế Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Về phía các Trường Đại học Viện nghiên cứu:
- GS.TS Trần Thọ Đạt - Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư ngành kinh tế
- GS. TS. Nguyễn Thị Cành - Cố vấn cao cấp Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng, Trường ĐH Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM
- PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Cúc - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh
- PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo - Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
- TS. Mạc Quốc Anh - Viện trưởng Viện Kinh tế và Phát triển doanh nghiệp
- PGS.TS Thái Thị Kim Oanh - Hiệu trưởng Trường Kinh tế - Trường Đại học Vinh
- TS. Đỗ Đoan Trang - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Bình Dương
- TS. Hồ Mỹ Hạnh – Phó Hiệu trưởng Trường Kinh tế - Trường Đại học Vinh
Về phía các hiệp hội, doanh nghiệp có sự hiện diện của:
- Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh
- Ông Phan Đức Trung - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam
- Ông Giáp Hùng Cường - Phó Tổng Thư Ký Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA)
- Ông Trần Xuân Huy - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội
- Ông Nguyễn Ngọc Tâm - Phó Tổng Giám đốc, thành viên HĐQT, Ngân hàng TMCP Đông Á
- Ông Lê Thành Nam - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán MB
- Ông Đặng Quý Nhân - Phó Trưởng Ban Đối ngoại Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA)
Về phía Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
- PGS TS. Đoàn Thanh Hà – Chủ tịch Hội đồng trường
- PGS TS. Nguyễn Đức Trung – Hiệu trưởng
- TS. Nguyễn Trần Phúc - Phó Hiệu trưởng
Diễn đàn đã thu hút sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý, hoạch định, tham mưu chính sách như: Ban Kinh tế Trung ương; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM; Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp TP.HCM; đại diện Cục thống kê TP.HCM; Lãnh đạo các Ngân hàng Thương mại, các công ty Chứng khoán trên địa bàn TP.HCM; đại diện các Hiệp hội Bất động sản, Hiệp hội Blockchain, Hiệp hội Internet Việt Nam, Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA), Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ… cùng hơn 70 đại biểu đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp. Tham dự hội thảo còn có các nhà khoa học, giảng viên, các giảng viên, nhà khoa học nghiên cứu viên của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh và các trường đại học khối Kinh tế ba miền Bắc, Trung, Nam.
Diễn đàn kinh tế vĩ mô 06 tháng đầu năm 2023, với chủ đề “Vượt gian khó đón tương lai” được Tạp chính Doanh nhân Sài Gòn là đơn vị bảo trợ truyền thông và sự tham dự, đưa tin của phóng viên đến từ nhiều cơ quan thông tấn, báo chí như: Báo Tuổi trẻ, Báo Thanh niên, Báo Người Lao động, Vneconomy, Cafef, HTV, VTC, VOH, VOV và nhiều cơ quan báo chí, truyền thông khác.
Tại Diễn đàn, các đại biểu đã được nghe 4 báo cáo tham luận cùng nhiều ý kiến tại Phiên thảo luận bàn tròn, các chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học đã phân tích tình hình kinh tế thế giời và Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023, đánh giá những thành công và chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong điều hành chính sách tài khoán và chính sách tiền tệ. Các vấn đề trao đổi tập trung vào quan điểm hỗ trợ tín dụng và kiểm soát lạm phát của Ngân hàng Nhà nước, đánh giá chính sách tài khóa trong bối cảnh chính sách tiền tệ hết dư địa. Các chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học cũng đi sâu vào phân tích thực trạng và tiềm năng của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, hai thị trường đang có những bấp bênh trong nửa đầu năm 2023. Các ứng dụng công nghệ, các giải pháp Blockchain cũng đã được chỉ ra nhằm phát triển thị trường bất động sản lành mạnh và bền vững. Bên cạnh đó, diễn đàn cũng có những trao đổi xuất phát từ khó khăn mà các doanh nghiệp bất động sản, các công ty chứng khoán đang đối mặt trong giai đoạn hiện nay. Các giải pháp tháo gỡ khó khăn, phục hồi doanh nghiệp trong 6 tháng cuối năm theo tinh thần Nghị quyết 98/2023/QH15 thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh cũng đã được trình bày tại Diễn đàn.
Từ đó, các chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học đã đề xuất nhiều giải pháp cho điều hành kinh tế vĩ mô Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2023.
Nổi bật là, các chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học đều cho rằng, cần tập trung vào chính sách tài khóa theo hướng đẩy mạnh tiến độ giải ngân đầu tư công, tập trung tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô; tiếp tục triển khai các giải pháp, chính sách kích cầu tiêu dùng, phát triển mạnh thị trường trong nước, tăng cường kết nối cung-cầu hàng hóa; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần tập trung nguồn lực đầu tư cho các đầu tàu kinh tế, điển hình là TP. Hồ Chí Minh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả nước.
Về chính sách tiền tệ, cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, ổn định hệ thống ngân hàng. Điều hành lãi suất cho vay cần tương ứng với rủi ro của từng lĩnh vực, trừ các lĩnh vực ưu tiên. Chính sách tiền tệ cần đặt trọng tâm lạm phát, ổn định tỷ giá.
Bên cạnh đó, các ban ngành chức năng cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, nới lỏng hơn, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm; xác định hạn mức tăng trưởng tín dụng hợp lý, giảm mặt bằng lãi suất, nhất là lãi suất cho vay để hỗ trợ dòng tiền, bảo đảm khả năng tiếp cận tín dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Trong bối cảnh chính sách tiền tệ hết dư địa và điều hành chính sách tài khóa chưa đạt yêu cầu về tiến độ giải ngân đầu tư công, việc thúc đẩy tăng trưởng theo hướng bền vững có thể dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Do đó, cần triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược về kinh tế số, chính quyền số và xã hội số. Đẩy mạnh chuyển đổi số hơn nữa ở các ngành có tiềm năng nhưng tỷ trọng đóng góp còn thấp trong giá trị gia tăng của kinh tế số như: Tài chính – ngân hàng – bảo hiểm, Ngành nông – lâm nghiệp, Ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống (du lịch)... Bên cạnh đó, các chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học đều cho rằng Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng khung pháp lý phù hợp để phát triển Tài sản số, do đó, Tài sản số cần được đưa vào Khung pháp lý chung chứ không nên chỉ trong một hoặc vài luật chuyên ngành. Trong khung pháp lý chung đó, quyền sở hữu, tài sản và sở hữu trí tuệ… là nội dung cơ bản cần xác lập rõ ràng hơn.
Về cơ chế, chính sách, nhiều ý kiến trao đổi từ phía doanh nghiệp cũng cho rằng, các cơ quan chức năng cần tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tháo gỡ rào cản, xây dựng thể chế cho phát triển các mô hình kinh tế mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Ngoài ra, cần siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành; khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong giải quyết công việc.
Công tác đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực cho nền kinh tế số, những người có thể thích nghi, dẫn dắt quá trình đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số cũng là một giải pháp quan trọng trong dài hạn.
Không có chỗ nào an toàn trên con thuyền trong cơn bão sẽ, do vậy đòi hỏi nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính, cũng như cộng đồng khoa học phải cùng đồng lòng đoàn kết, chia sẻ trách nhiệm và lợi ích để cùng đưa nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn và phát triển bền vững.
Đó là những thông điệp mà các chuyên gia tại Diễn đàn kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm 2023: ‘‘Vượt gian khó, đón tương lai “ muốn gửi gắm.
Trân trọng cảm ơn sự tham dự, đóng góp của đại diện các cơ quan cơ quan quản lý, hoạch định, tham mưu chính sách, các trường đại học, viện nghiên cứu, các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp, đại diện các cơ quan báo chí truyền thông, các chuyên gia, nhà khoa học.
Hẹn gặp lại tại Diễn đàn kinh tế vĩ mô năm 2023, dự kiến được tổ chức vào tháng 1 năm 2024.
Một vài hình ảnh khác tại sự kiện:
Tin bài và hình ảnh: Phòng TVTS&PTTH- Viện NCKH&CNNH
Báo chí đưa tin về sự kiện:
https://thanhnien.vn/can-bo-cong-chuc-so-trach-nhiem-la-diem-nghen-lon-nhat-cua-kinh-te-tphcm-185230718091349783.htm
https://thoibaonganhang.vn/chinh-sach-tien-te-da-tac-dong-tich-cuc-den-thi-truong-141926.html
https://cafef.vn/nan-giai-van-de-1-trieu-ty-dong-u-dong-trong-he-thong-ngan-hang-188230719170015904.chn
https://vietstock.vn/2023/07/muc-tieu-tang-truong-kinh-te-6-nam-2023-la-kho-dat-duoc-761-1088639.htm
https://vneconomy.vn/can-dong-chinh-sach-tai-khoa-nghich-chu-ky-dua-nen-kinh-te-vuot-kho.htm
https://doanhnhantrevietnam.vn/trien-vong-kinh-te-sau-thang-cuoi-nam-vui-thoi-dung-vui-qua-d20123.html
https://tuoitre.vn/ngan-hang-phai-dong-cam-cong-kho-voi-doanh-nghiep-moi-vuot-qua-bao-to
https://haiquanonline.com.vn/chung-khoan-co-the-dat-1220-diem-vao-cuoi-nam-176449.html
https://doanhnhansaigon.vn/tp-hcm-kho-dat-muc-tieu-tang-truong-7-5-8-trong-6-thang-cuoi-nam-2023-304355.html
https://vov.vn/kinh-te/hang-ton-kho-da-qua-dinh-doanh-nghiep-se-co-co-hoi-day-manh-xuat-khau-post1033687.vov
https://bnews.vn/tang-truong-gdp-nua-cuoi-nam-phu-thuoc-nhieu-vao-su-hoi-phuc-cua-suc-cau/299816.html
https://thanhnien.vn/kinh-te-so-cua-viet-nam-can-do-dac-bang-cac-con-so-chinh-thuc-185230720081031606.htm
HTV9- Diễn đàn kinh tế vĩ mô