Diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2024: Kinh tế Việt Nam vượt những cơn gió ngược

          Năm 2023 đã khép lại với những biến động kinh tế, đây là lần đầu tiên kinh tế thế giới trải qua mức cầu thấp nhất hàng thập kỷ, lạm phát và lãi suất cao kéo theo hàng loạt làn sóng sa thải nhân viên từ các tập đoàn lớn. Là một quốc gia đang phát triển với độ mở thương mại lớn, Việt Nam gần như không nằm ngoài tác động của các vấn đề kể trên. Đây chính là lúc những quyết sách cần được điều chỉnh kịp thời nhằm thích ứng với môi trường ngày một biến động hiện nay. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024 sẽ thực sự là một thách thức lớn cho không chỉ Việt Nam và cả những quốc gia phát triển trên thế giới.

          Nhằm xác định rõ những cơ hội, thách thức mang lại cho nền kinh tế Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp, ngày 09 tháng 01 năm 2024 trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh đã tiến hành tổ chức Diễn đàn kinh tế vĩ mô với chủ đề Năm 2024 – Kinh tế Việt Nam vượt những con gió ngược.

Về phía các cơ quan quản lý, hoạch định, tham mưu chính sách có sự tham dự của:

  • Ông Võ Minh Tuấn - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM
  • TS. Trần Anh Tuấn - Trưởng Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp TP.HCM, Đại biểu quốc hội
  • TS Trương Minh Huy Vũ- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM
  • ThS. Nguyễn Huyền Dịu- Trưởng phòng Nghiên cứu Kinh tế Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
  • Ông Lê Minh Hùng- Trưởng phòng Tổng hợp (Cục Thống kê TP.HCM)
  • Bà Đỗ Thị Ngọc Thuỳ- Phó Giám đốc phụ trách Chi nhánh Thông tin Tín dụng Quốc gia tại TP.HCM

Về phía các Trường Đại học Viện nghiên cứu:

  • GS.TS Trần Thọ Đạt- Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư ngành kinh tế- Đồng Giám đốc CFVG Trường đại học Kinh tế Quốc dân
  • GS. TS Sử Đình Thành - Giám đốc Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
  • TS Võ Trí Thành- Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu & cạnh tranh
  • GS. TS Nguyễn Trọng Hoài - Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á- Đại học Kinh tế TP.HCM
  • GS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo- Phó Giám đốc Đại học Kinh tế TP.HCM
  • GS. TS. Nguyễn Thị Cành- Cố vấn cao cấp Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng, Trường ĐH Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM
  • GS. TS. Võ Xuân Vinh- Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh doanh Đại học Kinh tế TP. HCM
  • GS.TS Lê Quốc Hội- Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế và Phát triển thược Trường Đại học Kinh tế quốc dân
  • TS. Nguyễn Anh Tuấn - Hiệu trưởng- Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh
  • PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Cúc- Phó Hiệu trưởng trường ĐH Vinh
  • PGS.TS Thái Thị Kim Oanh - Hiệu trưởng Trường Kinh tế  - Trường Đại học Vinh
  • TS. Mạc Quốc Anh- Viện trưởng Viện Kinh tế và Phát triển doanh nghiệp

Về phía các hiệp hội, doanh nghiệp có sự hiện diện của:

  • Ông Phan Đình Điền- Chủ tịch Hội đồng quản trị - Ngân hàng TMCP Sài Gòn
  • Ông Lê Thành Nam- Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán MB
  • Ông Nguyễn Ngọc Tâm- Phó Tổng Giám đốc, thành viên HĐQT, Ngân hàng TMCP Đông Á
  • Ông Trương Anh Tuấn- GĐ Vietcombank Chi nhánh Kỳ Đồng.
  • Ông Hoàng Ngọc Hạnh- Phó Giám đốc - Ngân hàng TMCP Công thương VN - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh

Về phía Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh:

  • PGS. TS. Nguyễn Đức Trung, Hiệu trưởng
  • TS. Nguyễn Trần Phúc- Phó Hiệu trưởng

         Diễn đàn cũng đã thu hút sự tham gia của đại diện Ban Kinh tế Trung ương; đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; đại diện lãnh đạo các trường đại học khối Kinh tế ba miền Bắc, Trung, Nam; đại diện Cục thống kê TP.HCM; đại diện Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp TP.HCM; đại diện Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; đại diện Viện Kinh tế và Phát triển Doanh nghiệp; đại diện các Hiệp hội Bất động sản, Hiệp hội Blockchain Việt Nam,...; Lãnh đạo các Ngân hàng Thương mại, các công ty Chứng khoán trên địa bàn TP.HCM; đại diện các cơ quan báo chí; đại diện các doanh nghiệp trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam; Các nhà khoa học, giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học khối Kinh tế.   

Diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2024 Kinh tế Việt Nam vượt những cơn gió ngược

        Diễn đàn kinh tế vĩ mô năm 2024, với chủ đề “Kinh tế Việt Nam vượt những con gió ngược” được Báo Dân Trí bảo trợ truyền thông và sự tham dự, đưa tin của phóng viên đến từ nhiều cơ quan thông tấn, báo chí như: Cafef, Thời báo Ngân hàng, HTV, VOH, VOV và nhiều cơ quan báo chí, truyền thông khác.

        Tại Diễn đàn, các đại biểu đã được nghe báo cáo kinh tế vĩ mô và các dự báo cho năm 2024 cùng nhiều ý kiến tại Phiên thảo luận bàn tròn, các chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học đã phân tích tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam trong năm 2023, đánh giá những thành công và chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong điều hành chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. Các vấn đề trao đổi tập trung vào kích cầu tiêu dùng, cải thiện đầu tư và hoạt động xuất nhập khẩu. Các chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học cũng đi sâu vào phân tích thực trạng và tiềm năng của các thị trường đang có những bấp bênh trong năm 2023. Các ứng dụng công nghệ, các giải pháp AI cũng đã được chỉ ra nhằm kích cầu tiêu dùng. Bên cạnh đó, diễn đàn cũng có những trao đổi về việc huy động và sử dụng nguồn vốn FDI. Các giải pháp đẩy mạnh hơn nữa đến những thị trường khả quan về tăng trưởng kinh cũng đã được trình bày tại Diễn đàn.

Diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2024 Kinh tế Việt Nam vượt những cơn gió ngược
PGS.TS Nguyễn Đức Trung báo cáo tham luận- "Kinh tế Việt Nam vượt những con gió ngược"

        Từ đó, các chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học đã đề xuất nhiều giải pháp cho điều hành kinh tế vĩ mô Việt Nam trong năm 2024.

       Về kích cầu tiêu dùng, cần có các giải pháp kết hợp các mô hình truyền thống và hình thức trực tuyến như livestream hay ngày hội mua sắm và giải trí nhằm gia tăng xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó, các biện pháp giúp giảm mạnh giá bán trong bối cảnh thu nhập khó tăng cũng cần được thực hiện. Theo các chuyên gia, Chính phủ cần tiếp tục duy trì giảm thuế VAT 2% không chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024 để có thể là một phần của chính sách tài khóa phản chu kỳ như nhiều khuyến nghị của World Bank hay ADB. Ngoài ra, cần tăng cường ứng dụng công nghệ AI để giảm chi phí các chi phí vận hành, từ đó giảm giá thành và giá bán. Công nghệ AI có thể được xem là lực lượng sản xuất phi sinh học trong bức tranh tổng thể nền kinh tế.

         Bên cạnh đó, các ban ngành chức năng cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, nới lỏng hơn, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm; xác định hạn mức tăng trưởng tín dụng hợp lý, giảm mặt bằng lãi suất, nhất là lãi suất cho vay để hỗ trợ dòng tiền, bảo đảm khả năng tiếp cận tín dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

         Về việc đầu tư cũng cần phải được cải thiện đồng bộ. Các chuyên gia thảo luận rằng cần tích cực thu hút nguồn lực FDI để tiếp nối phát huy những thành công của những năm trước đây khi thu hút thành công SAMSUNG, INTEL vào các lĩnh vực công nghệ cao nói chung và chíp bán dẫn nói riêng. Trong buổi thảo luận bàn tròn, các chuyên gia cũng đề cập đến sự cấp thiết của việc tạo điều kiện thuận lợi và nguồn lực cho các địa phương trọng điểm trong nước. Chẳng hạn như tận dụng tối đa Nghị Quyết 98 cho TP.HCM để đón những đối tác lớn cũng như phát huy những thay đổi tích cực từ thể chế (bộ 3 Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Đất đai, Luật Nhà ở). Trong năm 2024, để giải quyết các vấn đề về kinh tế thì việc giải ngân đầu tư công cũng cần được phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa phản chu kỳ thay vì quá tập trung vào các chính sách tiền tệ truyền thống, đặc biệt là lãi suất.

       Về các hoạt động xuất nhập khẩu trong năm 2024, các chuyên gia cho rằng việc đẩy mạnh hợp tác đến những thị trường khả quan về tăng trưởng kinh tế (chẳng hạn Ấn Độ) thay vì tập trung vào thị trường Châu Âu. Về dịch vụ, các đề xuất về việc phát triển các thành phố trọng điểm là cần thiết. Trong đó, các thành phố này sẽ được đẩy mạnh hơn nếu có thực lực phát triển du lịch – nghành công nghiệp không khói, và tận dụng tối đa các yếu tố thuận lợi về cảng biển, sân bay (Vị trí địa lý kết nối Á và Âu), hạ tầng giao thông, có cảnh quan thiên nhiên hoặc nhân tạo, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp công tác để thúc đẩy nền kinh tế đa chiều.

       Công tác đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực cho nền kinh tế số, những người có thể thích nghi, dẫn dắt quá trình đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số cũng là một giải pháp quan trọng trong dài hạn. 

       Tại Diễn đàn, mô hình phát triển thành công của nền kinh tế của Dubai, được đưa ra phân tích. Đây có thể là mô hình mà TP.HCM nên lựa chọn để noi theo vì các tiềm lực tăng trưởng kinh tế có những điểm phù hợp. Dubai là trung tâm tài chính toàn cầu xếp thứ 21 trên tổng số 121 trung tâm tài chính toàn cầu. Để đạt được thành công này, Dubai một quốc gia vốn không có lợi thế về dầu mỏ nhưng đã có những chính sách đưa nền kinh tế phát triển sáng tạo. Dubai đã tập trung thu hút dân nhập cư trình độ cao, thực hiện “Chiến lược con đường tơ lụa Dubai” biến Dubai thành cửa ngõ thương mại khu vực Trung Đông nối với châu Âu, trở thành một trung tâm logistics chiến lược cho khu vực và thế giới. Điều này giúp hàng hóa giao thương với các thị trường Mỹ Latinh và châu Phi. Việc xác định một mô hình kinh tế phù hợp sẽ giúp thành phố trọng điểm như TP.HCM có những bức phá trong dài hạn, từ đó tạo hiệu ứng lan tỏa, kéo theo các thành phố khác của Việt Nam phát triển.

      Trước những cơn gió lớn, nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính, cũng như cộng đồng khoa học cần cùng đồng lòng đoàn kết, chia sẻ trách nhiệm và lợi ích để cùng đưa nhau vượt những cơn gió ngược, hướng đến một nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn và phát triển bền vững.

Diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2024 Kinh tế Việt Nam vượt những cơn gió ngược
TS Võ Trí Thành- Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu & cạnh tranh
Diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2024 Kinh tế Việt Nam vượt những cơn gió ngược
GS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo- Phó Giám đốc Đại học Kinh tế TP.HCM
Diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2024 Kinh tế Việt Nam vượt những cơn gió ngược
GS. TS Nguyễn Trọng Hoài - Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á- Đại học Kinh tế TP.HCM
Diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2024 Kinh tế Việt Nam vượt những cơn gió ngược
GS. TS Sử Đình Thành - Giám đốc Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2024 Kinh tế Việt Nam vượt những cơn gió ngược
TS. Trần Anh Tuấn - Trưởng Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp TP.HCM, Đại biểu quốc hội

      Đó là những thông điệp mà các chuyên gia tại Diễn đàn kinh tế vĩ mô năm 2024: Kinh tế Việt Nam vượt những con gió ngược” muốn gửi gắm.

Trân trọng cảm ơn sự tham dự, đóng góp của đại diện các cơ quan cơ quan quản lý, hoạch định, tham mưu chính sách, các trường đại học, viện nghiên cứu, các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp, đại diện các cơ quan báo chí truyền thông, các chuyên gia, nhà khoa học.

Báo chí đưa tin về sự kiện:

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/chuyen-gia-kinh-te-nam-2024-co-nhieu-diem-sang-20240109091020749.htm

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/kinh-te-viet-nam-2024-duoi-goc-nhin-cua-cac-chuyen-gia-20240109120826560.htm

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/ts-vo-tri-thanh-kho-khan-nhat-da-qua-mong-ap-luc-tu-con-gio-nguoc-giam-20240109114332163.htm

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/bai-toan-tang-truong-kinh-te-can-co-cai-nhin-trung-va-dai-han-20240109113936186.htm

https://cafef.vn/chuyen-gia-kinh-te-2024-nhu-co-the-nguoi-co-the-om-sot-can-khoang-lang-de-dieu-chinh-dn-niem-yet-van-du-tang-10-15-loi-nhuan-188240113104853122.chn

https://thoibaonganhang.vn/nam-2024-chinh-sach-tai-khoa-la-dong-luc-tang-truong-kinh-te-148194.html

https://doanhnhansaigon.vn/kinh-te-viet-nam-duoc-ky-vong-vuot-nhung-con-gio-nguoc-nam-2024-308950.html

https://vtc.vn/chuyen-gia-kinh-te-viet-nam-se-phuc-hoi-trong-nam-2024-ar846472.html

https://hanoimoi.vn/tp-ho-chi-minh-kich-thich-tang-truong-kinh-te-tu-hieu-qua-nguon-luc-dau-tu-655364.html

https://vietnamfinance.vn/can-tam-nhin-dai-han-hon-thay-vi-phan-dau-tung-nam-mot-20180504224293891.htm

kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE