Hệ thống thông tin kinh doanh và chuyển đổi số

Kỷ nguyên thông tin     

Cách đây gần ¼ thế kỷ, Bill Gate đã dự đoán: “Công nghệ thông tin và kinh doanh là hai lĩnh vực không thể tách rời nhau, không thể nói đến công nghệ thông tin mà không nói đến kinh doanh và ngược lại” (Bill Gate, 1999). Một ngân hàng với hàng chục nghìn nhân viên, hàng trăm chi nhánh, quản lý hàng trăm ngàn tỷ, với hàng triệu giao dịch phát sinh mỗi ngày, bạn có bao giờ đặt câu hỏi người ta quản trị điều hành một hệ thống khổng lồ và phức tạp đó như thế nào? Hay bạn có bao giờ thắc mắc chỉ với 1 chiếc smartphone trên tay bạn đã có thể thực hiện rất nhiều giao dịch như: thanh toán, chuyển tiền, mở tài khoản, gửi tiết kiệm, đi vay … mà không cần phải đến giao dịch trực tiếp tại ngân hàng với rất nhiều loại giấy tờ như trước kia. Các ứng dụng công nghệ đã thay đổi sâu sắc cách các tổ chức, doanh nghiệp quản trị, điều hành hệ thống của mình, đồng thời tạo ra các nền tảng (platform) mới trong cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Trong một bức tranh rộng lớn hơn, chắc rằng các bạn đã nghe, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên thông tin (Information Age), đó là một giai đoạn lịch sử khi mà các hoạt động sản xuất, phân phối và kiểm soát thông tin đóng vai trò chính định hướng cho nền kinh tế. Hiện tại đang là giai đoạn phát triển bùng nổ của kỷ nguyên thông tin làm thay đổi sâu sắc đến mọi hoạt động của các tổ chức, cá nhân và cả xã hội chúng ta.

MIS cầu nối giữa kinh doanh và Công nghệ thông tin (CNTT)

Dự đoán của Bill Gate về mối quan hệ giữa CNTT và kinh doanh lại càng đúng hơn bao giờ hết và chiếc cầu nối giữa kinh doanh với CNTT chính là một ngành học có tên là Ngành Hệ thống thông tin quản lý (MIS - Management Information Systems). MIS đóng vai trò rất quan trọng là cầu nối giữa kinh doanh, quản lý với công nghệ thông tin trong việc phân tích, thiết kế, xây dựng, triển khai và vận hành một hệ thống thông tin nhằm trợ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, nhân sự trong ngành MIS đòi hỏi phải có kiến thức và kỹ năng cao tương ứng với mức thu nhập và đãi ngộ rất hấp dẫn. Đặc biệt trong trào lưu chuyển đổi số đang diễn ra rầm rộ thì nhu cầu nhân lực ngành MIS càng trở nên cấp thiết; đại dịch Covid đang diễn ra càng làm nổi bật vị thế của ngành MIS.

  “Chọn ngành Hệ thống thông tin quản lý là chọn đúng ngành phù hợp với xu hướng công nghiệp 4.0 Bạn sẽ giành lấy lợi thế vững chắc trên thị trường lao động trong và ngoài nước”

 

        

 

Chuyên ngành Hệ thống thông tin kinh doanh và chuyển đổi số tại BUH

Tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, Ngành MIS bao gồm 03 chuyên ngành: (1) Chuyên ngành Hệ thống thông tin kinh doanh và chuyển đổi số (Business Information Systems & Digital Transformation); (2) Chuyên ngành Quản trị thương mại điện tử (E-commerce management); (3) Khoa học dữ liệu trong kinh doanh

Trong đó, chuyên ngành Hệ thống thông tin kinh doanh và chuyển đổi số (BIS & DT) hướng đến đào tạo người học có đủ năng lực tham gia vào phân tích, thiết kế, xây dựng, quản trị và vận hành hệ thống thông tin trong doanh nghiệp, mục đích là số hóa các giao dịch và các xử lý giữa các bộ phận trong một tổ chức như ngân hàng, các công ty đầu tư, tài chính, chứng khoán, … Sinh viên chuyên ngành BIS&DT trước tiên được trang bị một cách toàn diện, đầy đủ kiến thức, kỹ năng nền tảng của ngành MIS bao gồm khối kiến thức kinh doanh-quản lý, khối kiến thức công nghệ thông tin, và khối kiến thức đặc thù của ngành MIS. Trên nền tảng đó, sinh viên tiếp tục nghiên cứu các môn học chuyên sâu thuộc Chuyên ngành BIS & DT như: Quản lý quy trình nghiệp vụ, Quản trị dự án hệ thống thông tin, Phát triển ứng dụng mã nguồn mở, Chuyển đổi kinh doanh số, Học máy/trí tuệ nhân tạo/chuỗi khối, Đảm bảo chất lượng và kiểm thử phần mềm, Kiểm toán và kiểm soát hệ thống thông tin, …

Với kiến thức chuyên sâu, năng lực thực hành  và thái độ làm việc chuyên nghiệp, sinh viên tốt nghiệp Chuyên ngành BIS & DT của BUH có khả năng tham gia đắc lực vào quá trình chuyển đổi số tại doanh nghiệp với các công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet kết nối vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud), ... nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc tại doanh nghiệp. Nhờ đó mang lại nhiều lợi ích cho công ty như cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, lâu dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời.

Nhiều người ví BIS & DT là giao thoa giữa công nghệ thông tin và kinh doanh quản lý nên là một chuyên ngành học rất thú vị đặc biệt cho những bạn thích triển khai các thành tựu của ngành công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này sẽ có cơ hội làm việc trong môi trường hiện đại cùng nhiều cơ hội thăng tiến không chỉ trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà còn trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý.


Với kinh nghiệm hơn 15 năm đào tạo ngành MIS nói chung và chuyên ngành BIS&DT nói riêng tại Việt Nam, Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM là một trong những trường đại học tiên phong và uy tín trong lĩnh vực đào tạo này. Đến với BUH, bạn sẽ được học tập, nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của đội ngũ các chuyên gia ưu tú trong các lĩnh vực kinh doanh, quản lý, Marketing, công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, ...Môi trường học tập năng động, cùng các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa phong phú giúp bạn chuẩn bị những kỹ năng và phẩm chất của “người làm cầu nối” giữa công nghệ với kinh doanh.  


THÔNG TIN XÉT TUYỂN  ĐHCQ 2021 BẰNG ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT

Mã trường : NHS

Tên ngành : Hệ thống thông tin quản lý

-       Chuyên ngành Hệ thống thông tin kinh doanh và chuyển đổi số,
-       Chuyên ngành Quản trị thương mại điện tử
-       Chuyên ngành Khoa học dữ liệu trong kinh doanh.

Mã ĐKXT: 7340405                Chỉ tiêu: 200

Tổ hợp môn: A00, A01, D01, D07

Khoa HTTTQL

                                                                                                  Phòng TVTS&PTTH

 

 

kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE