Văn phòng BUH – Sáng ngày 28/9/2018, Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh phối hợp, UBND tỉnh Bình Dương, Cơ quan thường trực miền Nam - Tạp chí Cộng sản, Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh đồng tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia với chủ đề: “Cơ chế và chính sách tạo lập nguồn vốn phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”
Trong khuôn khổ thực hiện Đề án nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam theo quyết định 330/QĐ-UBND, ngày 24/01/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Sáng ngày 28/9/2018, Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh phối hợp, UBND tỉnh Bình Dương, Cơ quan thường trực miền Nam - Tạp chí Cộng sản, Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh đồng tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia với chủ đề: “Cơ chế và chính sách tạo lập nguồn vốn phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”.
Toàn cảnh Hội thảo.
Chủ tọa buổi hội thảo là ông Trần Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương; PGS. TS. Nguyễn Đức Trung, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM; TS. Trần Anh Tuấn, Quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP. HCM. Tham dự Hội thảo có PGS.TS Phước Minh Hiệp - Vụ trưởng Cơ quan thường trực miền Nam, Tạp chí Cộng sản; Đại diện lãnh đạo của các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đại diện của các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ của các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam;Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương, Văn phòng Thành phố Thông minh Bình Dương cùng các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp.
Đoàn Chủ tịch.
Đề dẫn Hội thảo, PGS. TS. Nguyễn Đức Trung, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM cho rằng, để vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là đầu tàu phát triển kinh tế của đất nước trong bối cảnh hiện nay, việc nghiên cứu cách thức tổ chức, cơ chế, chính sách để thu hút các nguồn vốn cho phát triển kinh tế Vùng là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết. Tại Quyết định 252/QĐ-TTg ngày 13/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ xác định Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm TP.HCM và các tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang) là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước; là địa bàn có vai trò cầu nối với các khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Tây Nguyên; đi đầu trong hội nhập, mở rộng giao thương và hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. Trong đó, hạt nhân là TP.HCM là trung tâm dịch vụ khu vực Đông Nam Á về tài chính, thương mại, du lịch, giao lưu quốc tế. Thông qua Hội thảo, từ những vấn đề diễn ra trong thực tiễn, tiếp tục tìm tòi, khảo nghiệm đề xuất những luận điểm khoa học, những kinh nghiệm từ thực tiễn để phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế và các cơ chế liên kết, điều phối nguồn vốn giữa các tỉnh trong Vùng, cũng như các giải pháp tạo lập và thu hút nguồn vốn phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
PGS. TS. Nguyễn Đức Trung phát biểu đề dẫn hội thảo.
Hội thảo cũng đã nghe các báo cáo tham luận và ý kiến chia sẻ trực tiếp đến từ các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp… liên quan đến các chủ đề: Phương thức thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế vùng trọng điểm phía Nam; Kiến nghị về cơ chế, chính sách tạo nguồn lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Chiến lược thành phố thông minh : Bình Dương đột phá thu hút đầu tư, kết nối liên vùng, tăng tốc kinh tế, nâng tầm xã hội; Nguồn lực tài chính từ đất đai TP.HCM: Nguồn vốn quan trọng phát triển kinh tế vùng trọng điểm phía Nam; Nâng cao hiệu quả cung ứng và sử dụng vốn đầu tư trong nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Các hình thức huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế tại Việt Nam; Liên kết ngành kinh tế giữa TP.HCM và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – Thực trạng và giải pháp; Kết nối chuỗi giá trị góp phần tạo giá trị gia tăng phát triển vùng: Nghiên cứu tại Becamex và một số doanh nghiệp tại Việt Nam...
Các diễn giả chụp hình lưu niệm với Ban tổ chức hội thảo.
Hội thảo đã diễn ra tốt đẹp, đưa ra những góc nhìn trực diện đối với các vấn đề liên quan đến cơ chế và chính sách tạo lập nguồn vốn phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Được biết, sau một thời gian chuẩn bị, Hội thảo đã nhận được nhiều bài viết có chất lượng, 55 bài viết đã được chọn in vào kỷ yếu Hội thảo để chuyển đến các lãnh đạo vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm TP.HCM và các tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang; đại biểu quốc hội và các đại biểu tham dự. Các bài viết đã đi vào phân tích sâu, làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn về vấn đề cơ chế, chính sách, nguồn lực tạo lập nguồn vốn phát triển kinh tế vùng trọng điểm phía Nam và liên vùng; thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư từ các tỉnh, thành phố vùng trọng điểm phía Nam./.
Văn Phòng - ĐHNH TP.HCM
Một số hình ảnh của hội thảo khoa học:
NGND.GVCC.PGS.TS. Ngô hướng trình bày tham luận.
TS. Phạm Phú Quốc, Viện phó Viện NC Phát triển thành phố trình bày tham luận.
TS. Nguyễn Việt Long - GĐ Văn phòng hành phố Thông Minh Bình dương trình bày tham luận.
TS. Trần Hữu Hiệp - Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch ĐBSCL trình bày tham luận.
ThS. Từ Minh Thiện, Phó trưởng Ban QL khu NN Công nghệ cao TP. HCM trình bày tham luận.
GVCC.PGS.TS. Lý Hoàng Ánh, Chủ nhiệm đề tài trình bày tham luận.
ThS. Cao Minh Nghĩa - Phó trưởng phòng NCPT thành phố trình bày tham luận.
PGS.TS. Nguyễn Thị Loan trường ĐH Ngân hàng TP. HCM trình bày tham luận.
Các ý kiến đóng góp của diễn giả tại hội thảo.