Hội thảo quốc tế lần thứ nhất về kinh doanh quốc tế 1st Vietnam Symposium on International Business - VSIB2019

Sáng ngày 20/6/2019, Hội thảo chuyên đề quốc tế về Kinh doanh quốc tế (Vietnam Symposium on International Business - VSIB2019) đã diễn ra lần đầu tiên tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

Hội thảo được tổ chức với sự hợp tác của Hiệp hội các nhà khoa học và chuyên gia Việt Nam (The Association of Vietnamese Scientists and Experts - AVSE Global) và Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo đã tạo ra một diễn đàn cho các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ các lĩnh vực khác nhau có cơ hội trao đổi kiến thức và cập nhật các diễn biến phát triển của chính sách thương mại quốc tế, tác động của toàn cầu hóa, kinh nghiệm của các quốc gia ở mức độ phát triển khác nhau, và sự tương tác của các quốc gia và các tổ chức trong bối cảnh toàn cầu. Đây cũng là cơ hội cho các chuyên gia Việt Nam và các đồng nghiệp quốc tế trình bày và trao đổi các nghiên cứu mới, các sáng kiến và kinh nghiệm hợp tác về các vấn đề hiện tại của kinh tế quốc tế, kinh doanh và tài chính.

Mở đầu Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Đức Trung - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng TP. HCM và Giáo sư Nguyễn Đức Khương - Trường Kinh doanh IPAG Pháp đã có lời phát biểu cảm ơn và chào mừng sự tham dự của các khách mời và diễn giả chính cùng toàn thể các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, học viên và sinh viên đến với Hội thảo.

PGS.TS. Nguyễn Đức Trung - Phó Hiệu trưởng phát biểu đề dẫn hội thảo.

Tiếp nối chương trình, diễn giả chính của Hội thảo, Giáo sư Pasquale Sgro - Trưởng Bộ môn Kinh tế tại Trường Kinh tế Deakinh Úc, đã trình bày kết quả nghiên cứu mới của nhóm ông về vấn đề: ‘Labour Income Share and the Polarisation of Political Platform’ (lược dịch: Phân phối thu nhập lao động và sự phân cực của nền tảng chính trị”. Cụ thể, với phân phối thu nhập bình đẳng, nền tảng chính trị sẽ hội tụ đến nền tảng chính trị tối đa hóa phúc lợi, khi đó sẽ không có sự phân cực. Nhóm tác giả cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy sự tồn tại một tổng số nhất định về vị trí công việc được đăng bởi mỗi hộ gia đình điện tử với đảm bảo phân cực bằng không. Ngược lại, nếu không có phân phối thu nhập bình đẳng, nền tảng chiến thắng Condoecet (the Condoecet winning platform) sẽ dẫn đến sự phân cực nhiều hơn của nền tảng chính trị. Cuối cùng, bài nghiên cứu đã đưa ra nhiều bằng chứng thực nghiệm để chỉ ra mối quan hệ không đồng nhất giữa phân phối thu nhập lao động và sự phân cực của nền tảng chính trị.  

Hội thảo quốc tế lần này có sự tham gia đưa tin và truyền thông của hơn 15 kênh báo đài như: Báo Tuổi trẻ, Báo Tin tức (Kênh thông tin của Chính phủ), Forbes Việt Nam, Báo Thương Gia, VITV, Đài Truyền hình Thông tấn xã Việt Nam (Vnews),...
                                                                                                           
    Tiếp theo sau phần trình bày của diễn giả chính là các phiên song song, được diễn ra trong hai ngày 20 và 21/06/2019.


Phòng Tư vấn Tuyển sinh và Phát triển Thương hiệu - BUH

Một số hình ảnh tại hội thảo









 

                                                                                       

kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE