Ngành Kinh tế quốc tế : Từ con đường tơ lụa đến WTO

        Hơn 2000 năm trước, Con đường tơ lụa (Silk Road) tồn tại suốt nhiều thế kỷ nối các đô thị lớn của Trung Hoa với Ấn Độ - Ba Tư và tới cả Châu Âu để mua bán trao đổi các hàng hóa, sản vật.          Từ thế kỷ thứ 15 – 16 những chuyến hải trình của các nhà thám hiểm như Magellan, Christophe Colomb, Vasco da Gama… và sự phát triển của khoa học kỹ thuật hàng hải đã mở ra một giai đoạn mới của thương mại quốc tế.
        Từ thế kỷ thứ 11-12, lụa nước Nam đã là một sản vật quý giá, được các vương tôn, quý tộc, đại thần, phú hộ tại kinh thành Khai Phong, Bắc Tống dùng làm quà tặng, lễ vật những dịp đặc biệt.
        Từ thế kỷ 16, Hội An thành phố thơ mộng bên sông Thu Bồn của Xứ Đàng Trong đã là một thương cảng sấm uất thu hút các thương nhân Nhật Bản, Trung Hoa, Ấn Độ, Thái Lan, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp ... 

 

Hình 1: Sinh viên Khoa Kinh tế Quốc tế, trường Đại học Ngân hàng TP.HCM tham dự Hội trại và Tọa đàm khoa học quốc tế #WeCAN về Khởi nghiệp xã hội và Đổi mới xã hội

 

        Giao thương giữa các quốc gia đã có một lịch sử từ rất lâu đời bởi lẽ nó là một nhu cầu tự nhiên và vô cùng thiết yếu. Ngày nay, với sự phát triển của ngành hàng hải, hàng không, công nghệ thông tin, cùng với các thiết chế chính trị và thương mại quốc tế, hoạt động thương mại, cung ứng dịch vụ, đầu tư trên phạm vi quốc tế đã đạt đến quy mô vô cùng lớn. Là vấn đề sống còn của các quốc gia. Năm 2006, Việt Nam được công nhận là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 2019 của Việt Nam đã lên đến 500 tỷ USD (gần gấp đôi so với quy mô tổng sản phẩm quốc nội - GDP của Việt Nam). Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn chiếm khoảng 25% tổng đầu tư toàn xã hội. Độ mở của nền kinh tế càng lớn, mức độ hội nhập kinh tế càng cao, nên kinh tế có nhu cầu càng lớn đối với nguồn nhân lực am hiểu về lĩnh vực kinh tế quốc tế.

Ngành Kinh tế quốc tế là gì ?
        Nhiều người vẫn thường hay nhầm lẫn giữa ngành Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên, hai ngành học này  khác nhau, có thể phân biệt như sau:
        Ngành Kinh doanh quốc tế (International Business) thuộc nhóm ngành kinh doanh. Đây là ngành học sẽ cung cấp người học kiến thức chung về quản trị kinh doanh và kiến thức chuyên môn thuộc mảng kinh doanh quốc tế như: Logistics, Đầu tư quốc tế, nghiệp vụ ngoại thương, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế ….
        Kinh tế quốc tế (tiếng Anh là International Economics) là một ngành đào tạo thuộc nhóm ngành của kinh tế học, nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Ngành Kinh tế quốc tế cung cấp cho sinh viên một nền tảng kiến thức cơ bản và có hệ thống tập trung vào hai lĩnh vực quan trọng của kinh tế quốc tế là thương mại quốc tế và tài chính quốc tế. Ngành KTQT thiên nhiều về cung cấp trang bị các kiến thức, kỹ năng, công cụ để phân tích, hoạch định, quản lý chính sách, chiến lược thương mại, kinh doanh, đầu tư quốc tế ở cấp độ quốc gia, địa phương và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Chương trình đào tạo ngành KTQT tại BUH trang bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ giúp sinh viên có phạm vi cơ hội việc làm rộng hơn. Sinh viên tốt nghiệp có thể lựa chọn các cơ hội nghề nghiệp tại các cơ quan quản lý nhà nước, viện, các trường đại học…. đồng thời cũng có thể chọn lựa cơ hội nghề nghiệp liên quan đến kinh doanh xuất nhập khẩu, logistics, thủ tục hải quan, thanh toán quốc tế … 

 

Hình 2: Chung kết cuộc thi “BUH YOUNG LOGISTICS TALENTS”

 

Mục tiêu đào tạo: 
• Sinh viên ngành Kinh tế Quốc tế tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh (BUH) được đào tạo và trang bị: 
- Kiến thức cơ bản về kinh tế học, kinh doanh, tài chính, các phương pháp phân tích định lượng; kiến thức nền tảng và chuyên sâu về chính sách thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, tài chính quốc tế, kinh doanh quốc tế. 
- Kiến thức và kỹ năng liên quan đến các nghiệp vụ về kỹ thuật ngoại thương, Logistics, đàm phán kinh doanh quốc tế, thanh toán quốc tế. 
- Các kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp: Phân tích và giải quyết vấn đề, nghiên cứu và khám phá kiến thức, Tư duy một cách có hệ thống, Quản lý thời gian và nguồn lực cá nhân, làm việc nhóm, giao tiếp tốt, sử dụng tiếng Anh thành thạo.
• Chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Kinh tế quốc tế đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học có kiến thức chuyên môn sâu, kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, đạo đức và thái độ đúng đắn, có khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực Kinh tế quốc tế, có năng lực triển khai và quản lý các hoạt động kinh doanh, đầu tư quốc tế.

Các môn học tiêu biểu: 
• Kinh tế học quốc tế/ International Economics
• Kinh tế lượng ứng dụng/ Applied Econometrics
• Chính sách thương mại quốc tế/ International Trade Policy
• Tài chính quốc tế/ International Finance
• Kinh doanh quốc tế/ International Business
• Đầu tư quốc tế/ International Investment
• Thanh toán quốc tế/ International Payment
• Kỹ thuật ngoại thương/ Foreign Trade Operations
• Logistics quốc tế/ International Logistics
• Đàm phán kinh doanh quốc tế/ International Business Negotiations

Các tố chất phù hợp với ngành: 
• Yêu thích môi trường làm việc quốc tế
• Nhanh nhẹn, hoạt bát, giao tiếp tốt
• Năng động, tự tin, quyết đoán
• Có tư duy logic và khả năng tính toán tốt
• Chịu áp lực tốt, thích môi trường cạnh tranh
• Có năng khiếu về ngoại ngữ, đam mê lĩnh vực kinh doanh.

 

Hình 3: Sinh viên Khoa Kinh tế quốc tế tham quan thực tế cảng Cát Lái

 

Cơ hội nghề nghiệp: 
Cơ hội việc làm của Ngành Kinh tế Quốc tế khá đa dạng, Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế có thể làm việc tại:  
- Các cơ quan quản lý nhà nước về ngoại thương, đầu tư nước ngoài, quan hệ quốc tế cấp trung ương và địa phương như : Bộ Ngoại giao/Sở Ngoại vụ, Bộ/sở Kế hoạch và Đầu tư, Bộ/sở Tài chính, Bộ/sở Công thương.
- Bộ phận phân tích, chiến lược, đầu tư, kinh doanh, marketing , thanh toán quốc tế của các các ngân hàng, quỹ đầu tư quốc tế, công ty đa quốc gia, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Bộ phận nghiệp vụ của trong các công ty xuất nhập khẩu, các công ty dịch vụ giao nhận, khai báo hải quan; doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh với nước ngoài. 
- Các viện - trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng.

Các vị trí công việc cụ thể như: 
Chuyên viên Nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế
• Chuyên viên Xúc tiến thương mại quốc tế.
• Chuyên viên Kinh doanh xuất nhập khẩu
• Chuyên viên Marketing quốc tế
• Chuyên viên Kinh doanh quốc tế
• Chuyên viên Quản trị Thương mại quốc tế
• Chuyên viên Quản trị logistics quốc tế
• Chuyên viên Thanh toán quốc tế
• Chuyên viên Quản lý bán hàng quốc tế
• Chuyên viên Quản trị chuỗi cung ứng
• Chuyên viên Quản trị kinh doanh quốc tế
• Giảng viên, Nghiên cứu viên

 

Hình 4: Đội ngũ Giảng viên Khoa Kinh tế quốc tế

 

Tại sao bạn nên học Kinh tế quốc tế tại BUH ?  
- Khoa Kinh tế quốc tế (IEF) đề cao giá trị đạo đức, sự tận tâm với người học và tính chuyên nghiệp. Giảng viên khoa vừa là các chuyên gia giàu kinh nghiệm, vừa là những nhà giáo tâm huyết là người bạn đồng hành, là người dìu dắt sinh viên trên hành trình phát triển bản thân. 
- IEF lựa chọn “tư duy toàn cầu, ứng dụng địa phương” (GLO*CAL=GLOBAL + LOCAL= Think GLOBAL + Act LOCAL) để xây dựng chương trình đào tạo. Chương trình đào chú trọng cân bằng lý thuyết-thực tiễn, hướng đến sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế quốc tế có  “Tầm nhìn tổng thể, tư duy phản biện và năng lực phân tích thực hành”. 
- Các hoạt động học thuật ngoại khóa đa dạng giúp sinh viên phát triển chuyên môn, tiếp cận thực tế : các khóa đào tạo ngắn hạn về hải quan, xuất nhập khẩu; tour doanh nghiệp, cuộc thi Tài năng Logistics Việt Nam do câu lạc bộ Kinh doanh và kinh tế quốc tế (IBEC) tổ chức; Nhóm kinh doanh khởi nghiệp do câu lạc bộ Kinh doanh và kinh tế quốc tế (IBEC) tổ chức.
- Những CLB, hoạt động phong trào đặc trưng của IEF : Cuộc thi Raise your Voice Câu lạc bộ tiếng Anh quốc tế (IEC) tổ chức, đội hình chuyên hội nhập do Đoàn khoa tổ chức vào chiến dịch mùa hè xanh, Giải cờ vua do Câu lạc bộ cờ vua quốc tế (ICC) tổ chức, Chương trình xuân tình nguyện do Đoàn khoa tổ chức vào các dịp tết cổ truyền. Các chương trình học bổng riêng của Khoa (ngoài các chương trình học bổng chung của Trường: Học bổng “Lan tỏa yêu thương”,  Học bổng “Vượt khó”,  Học bổng “Vào ngành”,  Học bổng “Yêu thương nhân đôi”,  Học bổng “ Nghiên cứu khoa học”

Phương thức tuyển sinh năm 2020: 
Năm 2020, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM tuyển sinh Ngành Kinh tế Quốc tế ở chương trình đai5 học chính quy chuẩn cụ thể như sau: 
Ngành đào tạo Mã đăng ký xét tuyểnTổ hợp môn xét tuyển
theo điểm thi THPT 
Chỉ tiêu 


Ngành Kinh tế quốc tế


7310106


A00, A01, D01, D07
Kết quả thi THPTQG
235

Kết quả thi
đánh giá năng lực 
15


(*) Thí sinh có thể điều chỉnh bổ sung nguyện vọng xét tuyển theo phương thức dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 19.9 đến 27.9.2020
(**) Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển theo kết quả thi ĐGNL do ĐHQG TP. Hồ Chí Minh tổ chức từ ngày 06/9/2020 đến 17h ngày 08.9.2020  

Thông tin liên hệ: 
Phòng Tư vấn tuyển sinh & Phát triển thương hiệu
Địa chỉ: Tầng trệt, 36 Tôn Thất Đạm, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028. 38211704
Hotline: 0888 35 34 88 
Website: http://tuyensinh.buh.edu.vn/
Email: phongtvts@buh.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/tuyensinhdaihocnganhang/
Youtube: BUH Channel

Nguồn: Khoa Kinh tế quốc tế - BUH
Phòng Tư vấn tuyển sinh và Phát triển thương hiệu - BUH

kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE