Những câu hỏi thường gặp

 

  1. VỀ ĐÁNH GIÁ ĐIỂM RÈN LUYỆN:
  1. Đánh giá kết quả rèn luyện (KQRL) của SV theo những mặt nào?
  • Ý thức tham gia học tập, chấp hành tốt nội quy, quy định.
  • Ý thức tham gia các hoạt động ngoại khóa: Chính trị, văn hóa, xã hội, văn nghệ, thể thao, các hoạt động cộng đồng, các tổ chức Đoàn thể trong Trường hoặc sinh viên đạt các thành tích đặc biệt trong rèn luyện.
  1. KQRL của SV được xếp loại như thế nào?
  • Thang điểm và xếp loại:

90 – 100: Xuất sắc

65 – dưới 80: Khá

80 – dưới 90: Tốt

50 - dưới 65: Trung bình

35 – dưới 50: Yếu

Lưu ý: Việc đánh giá theo học kỳ.

Dưới 35: Kém

Lưu ý: Việc đánh giá xếp l

  1. Bảng điểm chi tiết của sinh viên thế nào?

SV xem tại trang https://member.youth.hub.edu.vn/

  1. Kết quả này được sử dụng như thế nào?
  • KQRL từng học kỳ, năm học, toàn khóa học của SV được sử dụng trong việc xét duyệt học bổng, xét khen thưởng; kỷ luật, xét thôi học, ngừng học, xét lưu trú ký túc xá, xét thi tốt nghiệp, làm khóa luận tốt nghiệp.
  • SV có KQRL xuất sắc được Nhà trường xem xét biểu dương, khen thưởng.
  1. SV có KQRL yếu, kém sẽ bị xử lý thế nào?

SV có KQRL loại yếu, kém trong hai học kỳ liên tiếp thì phải tạm ngừng học ít nhất một học kỳ tiếp theo và nếu bị xếp loại rèn luyện yếu, kém hai học kỳ liên tiếp lần thứ hai thì sẽ bị buộc thôi học.

  1. Quy trình đánh giá KQRL được thực hiện như thế nào?

Xem thông báo cụ thể trước mỗi kỳ đánh giá trên website của Phòng Công tác Sinh viên (phongctsv@hub.edu.vn) và trên trang online.hub.edu.vn

  1. THI ĐUA, KHEN THƯỞNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN VÀ TẬP THỂ LỚP SINH VIÊN
  1. Đối tượng, tiêu chuẩn được xét khen thưởng?
    •     Các cá nhân và tập thể SV đạt thành tích cao được xét khen thưởng. Cụ thể:
    • SV Xuất sắc và Tập thể Lớp SV Xuất sắc.
    • Đạt giải trong các cuộc thi Olympic các môn học, các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật, học thuật, văn hóa, văn nghệ, thể thao, được Khoa hoặc Đoàn TN, Hội SV Trường đề xuất.
    • Có công trình nghiên cứu khoa học đạt giải từ cấp Trường hoặc tương đương trở lên, được Viện Nghiên cứu khoa học và Công nghệ Trường đề xuất.
    • Đóng góp tích cực, có hiệu quả trong công tác Đảng, Đoàn TN, Hội SV, trong hoạt động thanh niên xung kích, SV tình nguyện, giữ gìn an ninh trật tự, các hoạt động trong lớp, khoa, trong ký túc xá; các hoạt động xã hội, văn hoá - văn nghệ, thể thao và các hoạt động khác tương đương, được Trung tâm Hỗ trợ SV, Đoàn TN, Hội SV hoặc các khoa đề xuất.
    • Có thành tích trong việc thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, bảo đảm an ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, dũng cảm cứu người bị nạn, chống tiêu cực, tham nhũng được Phòng Công tác SV, Đoàn TN, Hội SV hoặc các khoa đề xuất..
    • Các thành tích đặc biệt khác.
    • Riêng SV tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc được xét khen thưởng trong đợt tốt nghiệp. 
  1. Hình thức và mức chi khen thưởng như thế nào?

          Hình thức và mức chi khen thưởng thực hiện theo quy định hiện hành và do Hiệu trưởng quyết định.

  1. Trình tự, thủ tục xét thi đua, khen thưởng?
    • Căn cứ thành tích học tập và rèn luyện của SV cuối năm học; GVCV hướng dẫn lớp trưởng lớp SV lập danh sách kèm theo bản báo cáo và trích ngang thành tích cá nhân, tập thể lớp SV xuất sắc (có xác nhận của GVCV), gửi về khoa quản lý SV.
    • Khoa quản lý SV tổ chức họp, xét, đề nghị lên Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật cấp Trường (thông qua Phòng Công tác SV).
    • Căn cứ đề nghị của khoa quản lý SV; Phòng Công tác SV phối hợp với Phòng Quản lý Công nghệ Thông tin trích lọc dữ liệu theo các điều kiện quy định để rà soát, lập danh sách dự thảo, đăng thông tin kiểm dò. Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp Trường tổ chức xét và đề nghị Hiệu trưởng ký Quyết định khen thưởng.
    • Riêng đối với các cá nhân và tập thể đạt thành tích đặc biệt, đột suất; trên cơ sở đề nghị của khoa quản lý SV hoặc đơn vị chức năng liên quan; Phòng Công tác SV sẽ tập hợp, trình Hội đồng thi đua, khen thưởng SV cấp Trường xem xét, đề nghị Hiệu trưởng ký Quyết định khen thưởng.
  1. QUY ĐỊNH VỀ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ ĐỐI VỚI SINH VIÊN CHÍNH QUY
  1. SV thuộc đối tượng nào sẽ được miễn học phí? Cần có giấy tờ gì để chứng minh khi làm thủ tục?
    • SV là con của người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2020 (bao gồm: con đẻ, con nuôi và người có công nuôi liệt sĩ). Cụ thể:
  • SV là con của Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945.
  • SV là con của Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng tám năm 1945.
  • SV là con của liệt sĩ/Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con của anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; con của anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; con của bệnh binh; con của thương binh (bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993); con của người hưởng chính sách như thương binh.
  • SV là con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
  • SV là con của người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày.
  • SV là con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế.
  • SV là con của người có công giúp đỡ cách mạng.
  • Các đối tượng này cần có: Đơn xin miễn giảm học phí (MGHP) theo mẫu; giấy khai sinh (bản sao có công chứng); giấy xác nhận thuộc đối tượng người có công và thân nhân của người có công với cách mạng do cơ quan quản lý đối tượng người có công và ủy ban nhân dân xã (hoặc phường) xác nhận; thẻ thương binh/thẻ bệnh binh/thẻ thanh niên xung phong/GXN liệt sĩ/GXN AHLLVTND/GXN AHLĐTKC/quyết định về người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học,…(bản sao có công chứng).
    • SV khuyết tật
  • Các đối tượng này cần có: Đơn xin MGHP (theo mẫu); giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện, thị xã hoặc của hội đồng xét duyệt xã, phường, thị trấn đối với SV bị khuyết tật.
    • SV đến 22 tuổi (đang học đại học văn bằng thứ nhất) không có nguồn nuôi dưỡng, quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 5, Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/03/2021 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Cụ thể:
  • Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi.
  • Mồ côi cả cha và mẹ.
  • Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật.
  • Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội.
  • Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
  • Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật.
  • Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội.
  • Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
  • Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội.
  • Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
  • Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
  • Các đối tượng này cần có: Đơn xin MGHP (theo mẫu); giấy khai sinh (bản sao có công chứng); tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội của chủ tịch UBND cấp quận, huyện (mẫu số 01a được ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/03/2021 của Chính phủ); giấy xác nhận của UBND cấp xã (hoặc phường) đối với SV mồ côi cả cha lẫn mẹ.
    • SV hệ cử tuyển cần có: Đơn xin MGHP; bản sao quyết định cử đi học của UBND tỉnh; hộ khẩu (bản sao có công chứng).
    • SV là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo.
  • Các đối tượng này cần có: Đơn xin MGHP (theo mẫu); giấy khai sinh hoặc hộ khẩu (bản sao có công chứng) hoặc giấy chứng nhận dân tộc thiểu số; bản sao có công chứng sổ hoặc giấy chứng nhận hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo (giai đoạn năm 2021 - 2022) do uỷ ban nhân dân cấp xã cấp.
    • SV là người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (theo quy định tại khoản 1, Điều 2, Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với SV) hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành của cơ quan có thẩm quyền.

+ Dân tộc thiểu số rất ít người bao gồm: La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu.

+ Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định tại các Quyết định số: 57/2017/NĐ-CP, 81/2021/NĐ-CP, 131/QĐ-TTg, 861/QĐ-TTg, và các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc quy định mới về phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc thiểu số và miền núi (nếu có).

  • Các đối tượng này cần có: Đơn xin MGHP (theo mẫu); giấy khai sinh, hộ khẩu (bản sao có công chứng) hoặc giấy chứng nhận/xác nhận của địa phương về việc sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành của cơ quan có thẩm quyền.
  1. SV thuộc đối tượng nào sẽ được giảm học phí? Cần có giấy tờ gì để chứng minh khi làm thủ tục?
    • Các đối tượng được giảm 70% học phí: SV là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Các đối tượng này cần có: Đơn xin MGHP (theo mẫu); giấy khai sinh hoặc giấy chứng nhận dân tộc thiểu số; sổ hộ khẩu thường trú (bản sao có công chứng).

    • Các đối tượng được giảm 50% học phí: SV là con cán bộ,

công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.

          Các đối tượng này cần có: Đơn xin MGHP (theo mẫu); giấy khai sinh; sổ hưởng trợ cấp hàng tháng do tổ chức bảo hiểm xã hội cấp (bản sao có công chứng).

  1. Quy trình làm thủ tục miễn, giảm học phí gồm những bước nào?
  • Bước 1: SV điền đầy đủ thông tin, lấy chứng nhận (theo quy định) vào “Đơn đề nghị miễn, giảm học phí”.
    • Bước 2: SV chuẩn bị 01 bản sao (có công chứng) các giấy tờ có liên quan tới đối tượng được miễn, giảm học phí.
  • Bước 3: SV nộp hồ sơ cho lớp trưởng (đề nghị lớp trưởng ký nhận).
  • Bước 4: Lớp trưởng nhận hồ sơ, lập danh sách trích ngang chính xác, tách riêng những SV được miễn và giảm học phí theo từng năm học (số thứ tự, khoa, lớp, mã số SV, họ tên, ngày sinh, đối tượng), gửi file và văn bản có chữ ký người tập hợp về văn phòng khoa quản lý (liên hệ giáo vụ khoa).
  • Bước 5: Giáo vụ khoa đối chiếu danh sách trích ngang với hồ sơ để rà soát thông tin, sàng lọc đối tượng không đủ tiêu chuẩn và trình trưởng khoa (hoặc phó trưởng khoa, phụ trách khoa) ký xác nhận, sau đó gửi bản tổng hợp (file và văn bản giấy) kèm hồ sơ về Phòng Công tác SV để xét và trình Hội đồng Trường duyệt.
  1. SV thuộc đối tượng miễn, giảm học phí cần lưu ý những gì?
  • Tất cả các đối tượng được hưởng MGHP chỉ làm hồ sơ một lần trong suốt khóa học. SV chỉ làm lại hồ sơ khi có thay đổi về đối tượng, phạm vi áp dụng. Riêng đối tượng SV thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo phải nộp bổ sung giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo trong từng năm học (theo thông báo của Phòng Công tác SV) để làm căn cứ xét MGHP.
  • Đối với SV thuộc đối tượng được MGHP nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị xét MGHP năm học trước tại Trường sẽ làm và nộp hồ sơ bổ sung (theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ). Mức cấp bù học phí cho SV theo khung học phí của năm học đó đối với từng hệ đào tạo (đại học/cao đẳng/liên thông đại học).
  • Chỉ áp dụng chế độ MGHP đối với 2 học kỳ chính (10 tháng/01 năm học) còn trong thời hạn đào tạo (04 năm học), không áp dụng cho học kỳ hè.
  • SV thuộc diện MGHP đã bảo lưu hoặc tạm dừng học thì khi trở lại học phải làm lại hồ sơ MGHP.
  • Thời gian SV bị kỷ luật ngừng học hoặc buộc thôi học, học lại sẽ không được hỗ trợ tiền MGHP.
  • SV truy cập website của Trường: SV truy cập website:  https://phongctsv.hub.edu.vn/che-do-chinh-sach.html hoặc xem thông báo của Phòng Công tác SV (cơ sở 56 Hoàng Diệu 2, TP. Thủ Đức) để cập nhật kết quả xét duyệt.
  1. QUY ĐỊNH VỀ NHẬN TRỢ CẤP XÃ HỘI ĐỐI VỚI SV CHÍNH QUY
  1. SV thuộc đối tượng nào sẽ được trợ cấp xã hội? Cần có giấy tờ gì để chứng minh khi làm thủ tục? 
    • SV là người dân tộc ít người hiện đang sinh sống ở vùng cao, thời gian sinh sống ít nhất từ 3 năm trở lên (tính đến thời điểm nhập học tại Trường). Việc xác định vùng cao theo quy định hiện hành (Quyết định số: 21/UB–QĐ, 33/UB–QĐ, 08/UB–QĐ, 64/UB–QĐ, 68/UB–QĐ, 42/UB–QĐ, 363/2005/QĐ-UBDT, 172/2006/QĐ-UBDT, 1/2007/QĐ-UBDT, 61/QĐ-UBDT).
  • Đối tượng này cần có: Bản sao công chứng “sổ đăng ký hộ khẩu thường trú” của hộ gia đình SV kèm bản sao công chứng giấy khai sinh hoặc giấy đăng ký kết hôn của cha mẹ SV.
    • SV mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa (không có người đỡ đầu, không có người chu cấp thường xuyên).
  • Đối tượng này cần có: Bản photo có công chứng quyết định về việc trợ cấp xã hội của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện (hiện nay theo mẫu số 5 Thông tư số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính) hoặc xác nhận của ủy ban nhân dân cấp phường, xã, thị trấn ghi rõ “SV mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa (không có người đỡ đầu, không có người chu cấp thường xuyên)”.
    • SV bị tàn tật, khuyết tật và thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo (mẫu số 01 - ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT–BLĐTBXH ngày 12/11/2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).
  • Đối tượng này cần có: Giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện, thị xã và giấy chứng nhận hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo của ủy ban nhân dân cấp xã.
    • SV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế, vượt khó trong học tập.
  • Đối tượng này cần có: Giấy chứng nhận hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% của hộ nghèo do ủy ban nhân dân cấp xã cấp kèm theo bảng điểm từng học kỳ, năm học 2021 – 2022 (chỉ xét những SV có ĐTBC học tập học kỳ đạt từ loại khá trở lên).
  1. Hồ sơ và các bước xét trợ cấp xã hội như thế nào?
  • SV làm hồ sơ thống nhất theo mẫu có chứng nhận của cấp có thẩm quyền (có dán ảnh và đóng dấu giáp lai trên ảnh).
  • Bản photo (có công chứng) giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ có liên quan tới đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp xã hội.
  • SV nộp hồ sơ về lớp trưởng, lớp trưởng tập hợp và lập danh sách trích ngang (STT, lớp, MSSV, họ và tên SV, ngày sinh, đối tượng) gửi về văn phòng khoa (file văn bản điện tử và văn bản giấy), kèm hồ sơ gốc (liên hệ giáo vụ khoa). Khoa tổng hợp và nộp bản tổng hợp (có xác nhận của lãnh đạo khoa) kèm hồ sơ gốc về Phòng Công tác SV.
  • Riêng đối tượng là “SV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế, vượt khó trong học tập” sẽ nộp bổ sung bảng điểm học kỳ 1, năm học 2021 - 2022 (có điểm trung bình chung học tập học kỳ đạt từ loại khá trở lên) về Phòng Công tác SV.
  • SV truy cập website Trường: https://phongctsv.hub.edu.vn/che-do-chinh-sach.html hoặc xem thông báo của Phòng Công tác SV để cập nhật kết quả xét duyệt, sau đó đợi thông báo của Phòng Tài chính Kế toán đăng trên website Trường để liên hệ nhận tiền hỗ trợ.

V. HỖ TRỢ HỌC PHÍ ĐỐI VỚI SV THUỘC ĐỐI TƯỢNG QUỸ 156

  1. Đối tượng nào được hưởng trợ cấp từ Quỹ 156?
  • Là SV các lớp hệ cao đẳng và đại học chính quy đang trong thời gian học tập và rèn luyện tại Trường.
  • Là thành viên hộ dân tại Tp. Hồ Chí Minh, nằm trong khu vực giải tỏa (bị thu hồi đất) để thực hiện quy hoạch thuộc các dự án đang tiến hành công tác bồi thường nhưng chưa thực hiện xong (bồi thường dở dang) và các dự án đầu tư mới (không phân biệt loại dự án hoặc chủ đầu tư dự án), có nhà ở, đất ở, đất nông nghiệp hợp pháp, hợp lệ bị thu hồi toàn bộ, có hộ khẩu thành phố hoặc gốc thành phố, hoặc có đủ điều kiện nhập hộ khẩu thành phố theo quy định; được Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận - huyện đưa vào danh sách hộ dân được đền bù giải tỏa theo từng dự án quy hoạch được duyệt.
  • Không thuộc đối tượng đang thụ hưởng chính sách về miễn, giảm học phí theo quy định hiện hành như SV diện ưu đãi, SV có gia đình là hộ nghèo,…
  1. Mức hỗ trợ như thế nào?
  • SV thuộc đối tượng hỗ trợ của Quỹ 156 được xem xét hỗ trợ 50% học phí (bằng hình thức giảm học phí) của mỗi học kỳ.
  • Việc xét hỗ trợ học phí đối với SV thuộc đối tượng Quỹ 156 được thực hiện theo từng năm học và thời gian hỗ trợ tối đa không quá 3 năm học.
  1. Thủ tục để được xét hỗ trợ học phí?

SV thuộc đối tượng Quỹ 156 nộp “Giấy đề nghị hỗ trợ học phí” (theo mẫu) có xác nhận của UBND phường (xã), nơi có địa chỉ thu hồi đất kèm bản sao Biên lai thu học phí và gửi về Trường.

  1. Quy trình xét duyệt?
  • SV tải mẫu đơn, từ website của Trường: http://phongctsv.hub.edu.vn/che-do-chinh-sach.html hoặc nhận từ Phòng Công tác SV, điền đầy đủ thông tin, gửi về gia đình làm hồ sơ, lấy xác nhận của Ủy ban nhân dân phường (xã) - nơi có đất bị thu hồi và nộp về Phòng Công tác SV.
  • SV theo dõi thông báo của Phòng Công tác SV trên website của Trường và trên các bảng thông báo để biết chi tiết kết quả xét duyệt, sau đó đợi thông báo của Phòng Tài chính – KT đăng trên website Trường để liên hệ nhận tiền hỗ trợ.

* Lưu ý: Khi đến nhận tiền, SV mang theo thẻ SV và biên lai thu học phí (bản sao và bản chính) của học kỳ được xét hỗ trợ học phí. Trường hợp mất thẻ SV, chưa được cấp lại, SV mang theo giấy chứng minh nhân dân.

VI. QUY ĐỊNH VỀ HỌC BỔNG

  1. Học bổng được trao cho các đối tượng nào? Hình thức nhận? Thông tin cập nhật ở đâu?
  • Trao tặng SV có kết quả học tập, rèn luyện tốt hoặc vượt khó, có thành tích đặc biệt.
  • Chuyển vào tài khoản của SV. Đối với học bổng khóa học, sẽ có thông báo về hình thức nhận.
  • SV thường xuyên truy cập website của Trường, của Phòng Công tác SV, Trung tâm Hỗ trợ SV để biết.
  1. Có những loại học bổng nào? Quy định cụ thể đối với từng loại?
  • Học bổng khuyến khích học tập:
  • Đơn vị phụ trách: Phòng Công tác SV.
  • Thời gian xét, cấp: Xét, cấp theo 02 học kỳ chính (học kỳ 1, học kỳ 2) và cấp 10 tháng/năm học. Đối với SV chuẩn bị ra trường, học bổng cấp cho những tháng còn học tại Trường nhưng không quá 5 tháng/học kỳ.
  • Loại học bổng: Khá, giỏi, xuất sắc.
  • Điều kiện: SV có kết quả học tập (căn cứ vào điểm thi lần 1), rèn luyện đạt từ loại khá trở lên; tích lũy được từ 15 tín chỉ trở lên; không bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên. (i) Học bổng loại khá: Điểm trung bình chung học kỳ học tập và rèn luyện đạt loại khá trở lên. (ii) Học bổng loại giỏi: Điểm trung bình chung học kỳ học tập đạt loại giỏi trở lên và điểm trung bình chung học kỳ rèn luyện đạt loại tốt trở lên. (iii) Học bổng loại xuất sắc: Điểm trung bình chung học kỳ học tập và rèn luyện đạt loại xuất sắc.
  • Số lượng: Số lượng SV được nhận học bổng được xét từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. Thứ tự ưu tiên được chọn theo điểm trung bình chung học kỳ học tập, điểm trung bình chung học kỳ rèn luyện và số lượng tín chỉ tích lũy trong học kỳ từ cao xuống thấp (đến hết số suất học bổng).
  • Mức: Mức học bổng tính theo mức học phí hiện hành trong học kỳ/năm học xét học bổng trên cơ sở nguồn học bổng theo

quy định và gồm ba mức: khá, giỏi, xuất sắc. (i) Mức học bổng loại khá: Tối thiểu bằng mức trần học phí hiện hành mà SV đóng tại Trường theo quy định. (ii) Mức học bổng loại giỏi: Cao hơn loại khá và do Hiệu trưởng quy định. (iii) Mức học bổng loại xuất sắc: Cao hơn loại giỏi và do Hiệu trưởng quy định.

  • Thủ tục, quy trình: Sau khi có kết quả học tập và rèn luyện mỗi học kỳ chính, Phòng Công tác SV lập danh sách SV đủ điều kiện và trình Hội đồng xét, cấp theo Quy chế hiện hành. Việc chi trả Học bổng do Phòng Tài chính - Kế toán thực hiện chuyển khoản tới số tài khoản của SV.
  • Học bổng Ngân hàng
  • Đơn vị phụ trách: Phòng Công tác SV.
  • Thời gian xét, cấp: Vào cuối mỗi năm học, trao trong Lễ khai giảng của năm học tiếp theo.
  • Loại học bổng: Gồm học bổng đặc biệt của Thống đốc, học bổng của Ngành Ngân hàng, khen thưởng SV thủ khoa (tuyển sinh và tốt nghiệp), khen thưởng SV có thành tích nghiên cứu khoa học.
  • Điều kiện: (i) Học bổng đặc biệt của Thống đốc: Điểm trung bình chung năm học học tập (căn cứ vào điểm thi lần 1) đạt loại xuất sắc (không có môn nào dưới 7,0). Điểm trung bình chung năm học rèn luyện đạt loại xuất sắc. Tích lũy được từ 30 tín chỉ (mỗi học kỳ từ 15 tín chỉ) trở lên. (ii) Học bổng của ngành Ngân hàng: Điểm trung bình chung năm học học tập (căn cứ vào điểm thi lần 1) đạt loại giỏi (không có môn nào dưới 7,0). Điểm trung bình chung năm học rèn luyện đạt loại tốt trở lên. Tích lũy được từ 30 tín chỉ (mỗi học kỳ từ 15 tín chỉ) trở lên. (iii) Khen thưởng Thủ khoa tuyển sinh: Khen thưởng SV có điểm cao nhất (chưa tính điểm ưu tiên đối tượng, khu vực) trong kỳ thi tuyển sinh đại học chính quy. (iv) Khen thưởng Thủ khoa tốt nghiệp: Khen thưởng SV năm cuối đạt kết quả học tập cao nhất toàn khóa và điểm rèn luyện đạt từ 70 trở lên. (v) Khen thưởng SV có thành tích nghiên cứu khoa học: Khen thưởng SV đạt giải từ khuyến khích trở lên trong các cuộc thi nghiên cứu khoa học, thi olympic, thi sáng tạo trẻ cấp bộ, ngành, quốc gia, khu vực hoặc quốc tế và điểm rèn luyện đạt từ 70 trở lên; một SV nhận một thành tích hoặc một giải NCKH cao nhất.

 * Ghi chú: Không cấp Học bổng Ngân hàng đối với SV đã được nhận học bổng từ nguồn tài trợ khác (ngoài Học bổng Khuyến khích học tập).

  • Số lượng: Số lượng SV được nhận học bổng được xét từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu (theo thông báo phân bổ của Ngân hàng Nhà nước hàng năm). Thứ tự ưu tiên được chọn theo điểm trung bình chung học tập năm học, số tín chỉ tích lũy trong năm học và điểm rèn luyện trung bình năm từ cao xuống thấp (đến hết số suất học bổng).
  • Mức tham khảo năm học 2020 – 2021: (i) Học bổng đặc biệt của Thống đốc 20.000.000đ/suất/năm. (ii) Học bổng của Ngành Ngân hàng 10.000.000đ/suất/năm. (iii) Khen thưởng SV thủ khoa tốt nghiệp và thủ khoa tuyển sinh: 4.000.000 đồng. (iv) Khen thưởng SV có thành tích nghiên cứu khoa học (cấp Bộ và tương đương cấp Bộ trở lên): Căn cứ mức độ thành tích đạt được.
  • Thủ tục, quy trình: Sau khi có kết quả học tập và rèn luyện cả năm học; căn cứ vào số suất học bổng được phân bổ theo Công văn hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước; Phòng Công tác SV truy xuất dữ liệu, lập danh sách SV đủ tiêu chuẩn, trình Hội đồng cấp Trường xét và gửi kết quả đề nghị xét, cấp về Ngân hàng Nhà nước xét, cấp. Riêng thành tích nghiên cứu khoa học cấp Bộ và tương đương cấp Bộ trở lên của SV sẽ do Viện Nghiên cứu khoa học và Công nghệ Ngân hàng của Trường chuyển về Phòng Công tác SV tổng hợp theo năm học để trình xét cùng Học bổng. Việc chi trả Học bổng do Phòng Tài chính  KT thực hiện chuyển khoản tới số tài khoản của SV.
  1. QUY ĐỊNH VỀ CHỨNG NHẬN, CẤP PHÁT CÁC LOẠI GIẤY TỜ LIÊN QUAN TỚI SV
  1. Phòng Công tác Sinh viên thực hiện cấp, phát những loại giấy tờ nào?

Phòng Công tác Sinh viên cấp phát các loại giấy tờ sau:

      • Giấy xác nhận sinh viên
      • Giấy chứng nhận sinh viên vay vốn
      • Bảng điểm rèn luyện sinh viên
      • Những giấy tờ liên quan tới chế độ chính sách, ưu đãi giáo dục…
  1. Quy trình thực hiện xin cấp các loại giấy tờ này thế nào?
  • Đăng ký online, nhận giấy tại nhà (địa chỉ sinh viên cung cấp):
  • SV đăng nhập theo địa chỉ: http://estudent.hub.edu.vn/
  • Đăng ký online, nhận giấy tại Trường
  • SV đăng nhập theo địa chỉ: http://estudent.hub.edu.vn/
  • Chọn mục “Tiện ích”/Chọn các yêu cầu giao dịch của SV (Giấy xác nhận SV, giấy xác nhận vay vốn, bảng điểm...)/“Đăng ký”.
  • Hệ thống báo “Thành công”.
  • Sau 01 ngày làm việc, SV đến đơn vị chức năng để nhận kết quả, đóng lệ phí theo quy định.
  • Đăng ký trực tiếp, nhận giấy trực tiếp
  • SV xuất trình thẻ SV, cung cấp thông tin cần thiết cho đơn vị chức năng khi xin cấp, chứng nhận giấy tờ.
  • Đóng phí.
  • Nhận giấy hẹn.
  • Nhận lại giấy chứng nhận.

Ghi chú: Sinh viên đăng ký trực tiếp nên đi vào các ngày Sáng Thứ 3 và Sáng Thứ 5 để lấy kết quả ngay sau 5 phút. Các ngày khác sẽ được nhận giấy sau 2 ngày làm việc.