Hội thảo khoa học thường niên FINHUB 2024: Hiến kế phát triển bền vững thị trường tài chính Việt Nam

Chiều ngày 18/7/2024, hội thảo khoa học thường niên FINHUB 2024 "Phát triển bền vững thị trường tài chính Việt Nam" do Khoa Tài chính, trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh, tổ chức đã diễn ra tại Hội trường 36 Tôn Thất Đạm, Quận 1, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. 

Tham dự hội thảo, về phía các cơ quan quản lý, hiệp hội, có Ông Nguyễn Đức Lệnh – Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP. Hồ Chí Minh, TS Lê Minh Nghĩa – Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam, Ông Ngô Quốc Khánh – Cơ quan Đại diện UBCKNN tại TP.HCM. Hội thảo cũng thu hút sự tham dự của đại diện các ngân hàng, công ty chứng khoán, các công ty quản lý, công ty bảo hiểm, tổ chức xếp hàng tín nhiệm; các chuyên gia, nhà nghiên cứu, giảng viên các Trường đại học trên địa bàn TP.HCM.

Về phía Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM, có sự hiện diện của PGS. TS. Nguyễn Đức Trung – Hiệu trưởng Nhà trường, cùng lãnh đạo các Khoa, đơn vị trong toàn trường, các giảng viên và  nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên.

Hội thảo khoa học thường niên FINHUB 2024 Hiến kế phát triển bền vững thị trường tài chính Việt Nam
Toàn cảnh khai mạc Hội thảo FINHUB2024

FINHUB là hội thảo khoa học thường niên về tài chính do Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh tổ chức, FINHUB2024 có chủ đề “Phát triển bền vững thị trường tài chính Việt Nam” với mục tiêu đánh giá tổng thể về quy mô, cơ cấu, mức độ phát triển tài chính của Việt Nam; đánh giá thực trạng hoạt động, nhận diện rủi ro và tiềm năng phát triển của hệ thống các tổ chức tín dụng, thị trường chứng khoán, bảo hiểm; kỷ luật thị trường và mô hình giám sát hệ thống tài chính; tác động của các cú sốc bên ngoài và các vấn đề nội tại đến thị trường tài chính Việt Nam.

Hội thảo khoa học thường niên FINHUB 2024 Hiến kế phát triển bền vững thị trường tài chính Việt Nam
  PGS.TS. Nguyễn Đức Trung - Hiệu trưởng HUB phát biểu khai mạc FINHUB2024

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Đức Trung - Hiệu trưởng Đại học Ngân hàng Tp. HCM, Thị trường tài chính Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước phát triển vượt bậc, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Ngoài hệ thống ngân hàng, hệ thống tài chính cũng phát triển toàn diện và đa dạng hơn với thị trường chứng khoán, bảo hiểm và các định chế tài chính phi ngân hàng khác. Mặc dù vậy, những vấn đề nội tại cùng các cú sốc từ bên ngoài vẫn là những rủi ro tiềm ẩn đối với sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính và nền kinh tế. Là một trong những cơ sở giáo dục đại học hàng đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và tiên phong trong công nghệ số, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM có trách nhiệm trong việc góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường tài chính Việt Nam thông qua việc bằng cách cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao, các sản phẩm khoa học có giá trị khoa học và thực tiễn. Hội thảo FINHUB 20204 theo định hướng kết hợp chặt chẽ giữa hàm lượng khoa học và giá trị thực tiễn, quy tụ là nơi quy tụ bốn nhà “nhà”, các nhà khoa học đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách đến từ các cơ quan quản lý, các nhà kinh doanh, đầu tư, điều hành đến từ các định chế tài chính, các hiệp hội và cả sự lan toả từ các cơ quan truyền thông.  Các chuyên gia sẽ cùng chia sẻ thảo luận các kết quả nghiên cứu, cũng như thực tiễn kinh doanh, thực tiễn quản lý điều hành của tổng thể thị trường tài chính Việt Nam. “Với sự quy tụ của đội ngũ chuyên gia uy tín, FINHUB 2024 sẽ góp phần đánh giá thực trạng, tiềm năng, nhận diện rủi ro, từ đó hiến kế các giải pháp nhằm phát triển bền vững, toàn diện hệ thống tài chính Việt Nam, bảo đảm nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, đảm bảo an toàn, ổn định hệ thống và an sinh xã hội”.

Hội thảo khoa học thường niên FINHUB 2024 Hiến kế phát triển bền vững thị trường tài chính Việt Nam
TS. Nguyễn Anh Vũ – Trưởng Khoa Tài chính trình bày bài tham luận

Tiếp theo, TS. Nguyễn Anh Vũ – Trưởng Khoa Tài chính trình bày bài tham luận “Đánh giá sự phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam qua độ sâu, khả năng tiếp cận và hiệu quả”. Nhóm tác giả tập trung đánh giá mức độ phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam theo chỉ số Phát triển Tài chính (FD) theo dữ liệu của IMF, hai chỉ số phụ: chỉ số Tổ chức Tài chính (FI), chỉ số Thị trường Tài chính (FM). Kể từ khi chỉ số Phát triển Tài chính của Việt Nam được công bố trong dữ liệu của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), có thể thấy giai đoạn 1992 – 2021, chỉ số Phát triển Tài chính (FD) Việt Nam đã có xu hướng tăng. Năm 2021, chỉ số này đạt 0,38 điểm, xếp hạng 59/183 quốc gia và chỉ đứng sau nhóm các nước Châu Âu (0,5 điểm) và nhóm thị trường phát triển (0,62 điểm); cao hơn mức trung bình của thế giới (0,32 điểm) và cao hơn nhiều so với nhóm các quốc gia thu nhập thấp và đang phát triển (0,15) về mức độ phát triển chung của hệ thống tài chính. Xét trong khu vực ASEAN, mức độ phát triển tài chính của Việt Nam theo chỉ số FD tương đương với Philippines (0,38 điểm) và có mức chênh lệch khá xa so với các nước Thái Lan (0,73 điểm), Malaysia (0,73 điểm) và Singapore (0,7 điểm). Hệ thống tài chính Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong khoảng 15 năm trở lại đây ở trên tất cả các khu vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, quỹ đầu tư. Tuy nhiên, sự phát triển về chiều sâu ở ba trụ cột chính là NH, bảo hiểm và chứng khoán còn chưa đồng đều. Dòng vốn trong nền kinh tế luân chuyển chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng. Cụ thể, năm 2023 tỷ lệ tín dụng khu vực tư nhân trên GDP ở mức 136,9%, thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ tín dụng dụng khu vực tư nhân trên GDP cao nhất, tổng tài sản của hệ thống ngân hàng cũng đạt tương đương 200% GDP. Trong khi, tổng tài sản của các công ty bảo hiểm chỉ chiếm khoảng 8.8% GDP, doanh thu phí bảo hiểm hàng năm đạt khoảng 2% GDP ở mức khá thấp so với các quốc gia trong khu vực và trên  thế giới.  Giá trị vốn hóa và quy mô giao dịch trên thị trường chứng khoán tương đối lớn (58,08% và 43,02% GDP) nhưng quy mô huy động vốn từ thị trường chứng khoán còn hạn chế, tỉ lệ tổng tài sản của các quỹ đầu tư trên GDP mới đạt 0,65%, các quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện còn đang ở giai đoạn hình thành với quy mô nhỏ bé. Từ đó cho thấy mức độ tập trung vốn và sự phụ thuộc về vốn cung ứng cho nền kinh tế vẫn còn do hệ thống NH đảm nhiệm. Dư địa cho sự phát triển của lĩnh vực bảo hiểm và thị trường chứng khoán trong tương lai còn khá lớn và đầy tiềm năng.

Hội thảo khoa học thường niên FINHUB 2024 Hiến kế phát triển bền vững thị trường tài chính Việt Nam
Ông Nguyễn Xuân Thành - Giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright - Đại học Fulbright Việt Nam trình bày tham luận.

Ông Nguyễn Xuân Thành Ông Nguyễn Xuân Thành - Giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright - Đại học Fulbright Việt Nam trình bày nghiên cứu về những  thành công và bài học trong cải cách hệ thống tài chính qua gần 40 năm đổi mới, ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng Việt Nam đã có bài học thành công trong cải cách hệ thống tài chính, đó là tự do hóa và phát triển tài chính theo chiều sâu; trao quyền tự chủ cho các NH thương mại quốc doanh để hoạt động như NH thương mại hiện đại theo hướng thị trường; cải cách thể chế để tạo lập các định chế và thị trường tài chính mới (định chế tài chính ngoài quốc doanh, thị trường chứng khoán) và hội nhập tài chính quốc tế theo hướng thận trọng.

Hội thảo khoa học thường niên FINHUB 2024 Hiến kế phát triển bền vững thị trường tài chính Việt Nam
TS. Nguyễn Kiều Lan Phương trình bày tham luận

Trong bài trình bày “Mối liên hệ giữa tài chính và lượng phát thải carbon”, TS. Lưu Thu Quang và TS. Nguyễn Kiều Lan Phương nhận thấy rằng mọi khía cạnh của tài chính như tài chính công, tài chính doanh nghiệp, tài chính xanh, tài chính số và thị trường tài chính đều có mối liên hệ chặt chẽ với lượng phát thải Carbon. Nhóm tác giả đề xuất các nhà quản trị doanh nghiệp nên đầu tư vào các ngành công nghiệp xanh hoặc phát triển sản phẩm xanh, nhằm nâng cao hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng. Các cơ quan nhà nước cần ban hành các chính sách thuế và phát hành trái phiếu xanh để hỗ trợ và khuyến khích người dân cũng như doanh nghiệp giảm thiểu lượng phát thải Carbon, từ đó tham gia vào thị trường giao dịch tín chỉ Carbon toàn cầu để tăng thu nhập và giảm chi phí sản xuất. Hơn nữa, cơ quan nhà nước cũng nên thúc đẩy các công ty Fintech trở thành công cụ hỗ trợ người tiêu dùng trong việc kiểm soát lượng phát thải Carbon.

Hội thảo khoa học thường niên FINHUB 2024 Hiến kế phát triển bền vững thị trường tài chính Việt Nam
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát biểu
Hội thảo khoa học thường niên FINHUB 2024 Hiến kế phát triển bền vững thị trường tài chính Việt Nam
Ông Nguyễn Mạnh Hoạt, Giám đốc công ty cổ phần chứng khoán MBS chi nhánh Sài Gòn phát biểu
Hội thảo khoa học thường niên FINHUB 2024 Hiến kế phát triển bền vững thị trường tài chính Việt Nam
Ông Phùng Xuân Minh, Chủ tịch HĐQT kiểm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sài Gòn Phát Thịnh Ratings phát biểu
Hội thảo khoa học thường niên FINHUB 2024 Hiến kế phát triển bền vững thị trường tài chính Việt Nam
TS. Lê Minh Nghĩa, Chủ tịch Hiệp hội tài chính Việt Nam phát biểu

 Nội dung thảo luận bàn tròn diễn ra hết sức sôi nổi và hiệu quả, nhận được rất nhiều thảo luận và đóng góp có giá trị về mặt chuyên môn và cả về khía cạnh thực tiễn từ các chuyên gia, khách mời như ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh; PGS TS. Nguyễn Đức Trung – Hiệu trưởng HUB, Ông Nguyễn Xuân Thành, Trường chính sách công và quản lý Fulbright; ông Nguyễn Mạnh Hoạt, Giám đốc công ty cổ phần chứng khoán MBS chi nhánh Sài Gòn; Ông Phùng Xuân Minh- Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sài Gòn Phát Thịnh Ratings; TS. Lê Minh Nghĩa, Chủ tịch Hiệp hội tài chính Việt Nam, TS. Nguyễn Anh Vũ – Trưởng Khoa Tài chính, TS. Trần Tuấn Vinh – Phó Trưởng Khoa Tài chính.  Các chuyên gia đã cùng chia sẻ, phân  tích và đưa ra các khuyến nghị liên quan đến cơ chế, chính sách phát triển tài chính xanh, tín dụng xanh, xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM, tác động của việc ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số tới hệ thống tài chính, thực trạng và giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, gia tăng số lượng và chất lượng hàng hoá trên TTCK, cơ chế quản lý thị trường trái phiếu doanh nghiệp và văn hoá xếp  hạng tín nhiệm, phát triển  thị trường bảo hiểm, đẩy mạnh giáo dục tài chính và phát triển  tài chính toàn diện.

Hội thảo khoa học thường niên FINHUB 2024 Hiến kế phát triển bền vững thị trường tài chính Việt Nam
 Các đại biểu tham dự chụp hình lưu niệm

FINHUB2024 đã thu hút được sự quan tâm và tham gia viết bài của các nhà khoa học từ khắp mọi miền đất nước. Sau khi trải qua vòng phản biện độc lập đã có 28 bài viết đạt chất lượng tốt nhất được duyệt đăng trong toàn văn kỷ yếu, các bài viết sẽ tiếp tục được lựa chọn để đăng tại Tạp chí Kinh tế NH Châu Á (AJEB). FINHUB2004 cũng vinh dự được sự đồng hành bảo trợ truyền thông của Báo Người Lao động, và tham gia đưa tin của các báo Tuổi trẻ, Thời báo Ngân hàng để các kết quả, thông tin của hội thảo lan toả sâu rộng hơn đến các bên quan tâm.

Thông tin các báo đưa tin về FINHUB2024:

https://nld.com.vn/hien-ke-phat-trien-thi-truong-tai-chinh-viet-nam-196240717193450573.htm

https://nld.com.vn/lam-gi-de-thuc-day-phat-trien-tai-chinh-ben-vung-196240718171016248.htm

https://nld.com.vn/thi-truong-tai-chinh-can-giai-phap-toan-dien-196240718204805716.htm

https://thoibaonganhang.vn/ty-le-tin-dung-khu-vuc-tu-nhan-tren-gdp-cua-viet-nam-thuoc-top-cao-nhat-asean-153733.html

https://tuoitre.vn/doanh-nghiep-phai-goi-von-xanh-tu-thi-truong-quoc-te-20240720163314619.htm

                                                                                Tin bài: Khoa Tài chính

                                                                                Hình ảnh: Phòng TS&TT

 

kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE