Sáng ngày 13/11/2024 tại phòng họp lầu 2, Khoa Luật Kinh tế tổ chức Hội thảo khoa học lấy ý kiến các bên liên quan về “Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật Kinh tế tiếng Anh bán phần”. Đây là một trong các giai đoạn của kế hoạch xây dựng Chương trình đào tạo. Tham dự hội thảo có các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên bao gồm:
TS. Nguyễn Thanh Bình, Phó Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp
TS. Vũ Thế Hoài, Phó trưởng Khoa Sau đại học Trường Đại học Sài Gòn
TS. Trương Thế Minh, Phó trưởng Khoa, phụ trách Khoa Luật Trường Đại học Thủ Dầu Một
TS. Thái Trung Kiên, Luật sư thành viên Công ty Luật TNHH LAWPRO kiêm giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. Hồ Chí Minh
ThS. Cao Nhật Anh, Giám đốc Công ty TNHH Luật Hà Long; giảng viên thỉnh giảng trường Đại học Tôn Đức Thắng, Học viện Tư pháp cơ sở thành phố Hồ Chí Minh
Về phía người sử dụng lao động có sự hiện diện của:
TS. Trần Văn Công, Trưởng Văn phòng Luật sư Công Luật
ThS. Trương Hoàng Đạt, Giám đốc Công ty TNHH Luật Scientia
ThS.Trần Văn Toản, Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV TTP& Đồng sự
ThS. Nguyễn Hữu Tiếng, Giám đốc Công ty Luật Danh Tiếng
ThS. Trần Thanh Liêm, Phó Giám đốc Chi nhánh Thủ Đức, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
ThS.LS. Nguyễn Đức Thắng Ý, Giám đốc điều hành Công ty luật YLAW &Partner
ThS.LS. Nguyễn Trương Văn Tài, Giám đốc Công ty Luật Lê Huỳnh
Về phía Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, có sự hiện diện của TS. Nguyễn Trần Phúc, Phó Hiệu trưởng thường trực và sự hiện diện của:
TS. Ông Văn Năm, Trưởng phòng, Phòng Khảo thí – Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
TS. Trần Trọng Huy, Phó Trưởng phòng, Phòng Quản lý Đào tạo
TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng phòng, Phòng Quản trị tài sản
ThS. Nguyễn Vĩnh Nguyên, Giám đốc Thư viện
Về phía Khoa Luật Kinh tế, có sự hiện diện của Ban Chủ nhiệm Khoa, Trưởng các Bộ môn cùng toàn thể giảng viên Khoa Luật Kinh tế tế.
Thay mặt Lãnh đạo Nhà trường, TS. Nguyễn Trần Phúc, Phó Hiệu trưởng thường trực nhà trường đã điểm lại những thành công của Khoa Luật trong năm 2024 về phát triển chương trình đào tạo bao gồm: mở mới hai ngành đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Luật Kinh tế và trình độ đại học ngành Luật. Bên cạnh đó, Khoa Luật Kinh tế cũng đã rà soát, chỉnh sửa chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật Kinh tế. Sau khi điểm qua những thành công của Khoa trong phát triển Chương trình đào tạo, thầy Phó hiệu trưởng cũng nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của Hội thảo lấy ý kiến các bên liên quan và mong muốn nhận được các ý kiến đóng có giá trị của các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, cựu sinh viên. TS. Nguyễn Trần Phúc nhấn mạnh những ý kiến đóng góp này là những viên gạch quý giúp cho Nhà trường có thể hoàn thiện chương trình đào tạo có chất lượng tốt, đáp ứng tối đa yêu cầu của các bên liên quan và tuyên bố khai mạc Hội thảo.
TS. Nguyễn Trần Phúc, Phó Hiệu trưởng thường trực Nhà trường phát biểu khai mạc Hội thảo.
Điều hành Hội thảo bao gồm:
TS. Nguyễn Trần Phúc, Phó Hiệu trưởng thường trực
TS. Nguyễn Ngọc Anh Đào, Phó Trưởng Khoa, phụ trách Khoa Luật Kinh tế
PGS.TS. Viên Thế Giang, Phó Trưởng Khoa, Trưởng Ban Xây dựng Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật Kinh tế tiếng Anh bán phần
Mở đầu Hội thảo, PGS.TS. Viên Thế Giang khái quát quá trình xây dựng Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật Kinh tế tiếng Anh bán phần từ mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, chuẩn đầu ra, vị trí việc làm và cấu trúc chương trình đào tạo, đồng thời cũng nêu ra các nội dung cần thêm ý kiến của các chuyên gia.
PGS.TS. Viên Thế Giang trình bày tóm tắt nội dung Chương trình đào tạo.
Sau phần trình bày khái quát của Trưởng Ban Xây dựng Chương trình đào tạo là phần đóng góp ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, người sử dụng lao động và cựu sinh viên. Phát biểu mở đầu, TS. Nguyễn Thanh Bình, Phó Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp đánh giá cao việc xây dựng Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật Kinh tế tiếng Anh bán phần và khẳng định nếu Chương trình được triển khai sẽ có đóng góp đáng kể vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành luật và nhấn mạnh: Việc xây dựng chương trình cần tính đến yêu cầu dự báo được xu hướng phát triển của thế giới để thiết kế chương trình đào tạo phù hợp với sự thay đổi, phù hợp với sự thay đổi của xã hội như thách thức về chuyển đổi số, AI và tác động đến khía cạnh pháp lý như thế nào?
TS. Nguyễn Thanh Bình, Phó Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp góp ý cho Chương trình đào tạo.
Dưới góc nhìn của người quản lý đào tạo, TS. Vũ Thế Hoài, Phó trưởng Khoa Sau đại học Trường Đại học Sài Gòn lưu ý việc bám sát các quy định khi xây dựng Chương trình đào tạo. Đồng thời, cần bổ sung, phát triển thêm các học phần kỹ năng đảm bảo phù hợp với Quyết định số 1982/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam bởi lẽ, hiện Chương trình đào tạo chỉ có duy nhất 01 học phần kỹ năng.
TS. Vũ Thế Hoài, Phó Trưởng Khoa Sau Đại học Trường Đại học Sài Gòn đóng góp ý kiến cho Chương trình đào tạo
Đồng tình hướng tiếp cận này, TS.LS Thái Trung Kiên - Luật sư thành viên Công ty Luật TNHH LAWPRO, Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. Hồ Chí Minh, nên tiếp cận là Chương trình đào tạo song ngữ. Các học phần không giảng dạy bằng tiếng Anh (học phần tiếng Việt) thì sử dụng tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh. Chương trình đào tạo nên hướng tới khuyến khích sinh viên chủ động kiến tập tại tòa án, đơn vị hành nghề chuyên nghiệp. Đồng thời, nên đa dạng hình thức kiểm tra đánh giá, tập trung vào hình thức vấn đáp, thuyết trình, bài tập nhóm và hạn chế đến mức tối đa hình thức kiểm tra đánh giá là trắc nghiệm đối với các học phần chuyên ngành Luật. Ngoài ra, TS. Thái Trung Kiên cũng đề nghị sắp xếp lại trật tự một số môn học bảo đảm logic về nội dung học phần.
TS.LS. Thái Trung Kiên phát biểu đóng góp cho Chương trình đào tạo của Nhà trường.
Đánh giá về khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ năng cho người học thông qua các học phần, hầu hết các ý kiến của người sử dụng lao động, nhất là các luật sư là người điều hành các công ty luật đều nhấn mạnh cần cấu trúc lại các học phần, gia tăng học phần kỹ năng và các kỹ năng mềm để người học có thể thích ứng tốt với thị trường lao động, đồng thời kết nối với các chương trình đào tạo cấp chứng chỉ hành nghề sau này. ThS. Nguyễn Thanh Liêm khuyến nghị Ban soạn thảo cân nhắc học phần ứng dụng AI trong Luật Kinh tế, ứng dụng AI trong Luật Kinh tế là gì, cần xác định và làm rõ.
Bên cạnh các ý kiến của người sử dụng lao động, các phòng chức năng của Trường cũng lưu ý Ban soạn thảo một số nội dung để bảo đảm sự thống nhất của chương trình ngành Luật Kinh tế tiếng Anh bán phần và các Chương trình đào tạo của Trường đan triển khai thực hiện.
Chủ trì Hội thảo và TS. Nguyễn Thị Thu Thủy đã phúc đáp lại các ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, người sử dụng lao động, qua đó thấy được những tiếng nói chung và những nội dung sẽ tiếp tục được nghiên cứu và làm rõ trong quá trình hoàn thiện chương trình đào tạo sau hội thảo.
TS. Nguyễn Trần Phúc điều hành thảo luận ý kiến với các bên liên quan.
Sau hơn 2 giờ thảo luận sôi nổi, thay mặt cho Lãnh đạo Nhà trường, TS. Nguyễn Trần Phúc, Phó Hiệu trưởng thường trực phát biểu bế mạc và cảm ơn các chuyên gia, nhà khoa học đã tham gia nhiệt tình, nhiều ý kiến bổ ích đã được các chuyên gia đóng góp. Đồng thời Thầy Phó Hiệu trưởng cũng yêu cầu Ban xây dựng Chương trình đào tạo nghiêm túc tiếp thu các ý kiến khoa học, hợp lý để rà soát lại Chương trình đào tạo thật cẩn trọng để chương trình đào tạo thật sự có chất lượng, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của các bên liên quan.
Đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau khi kết thúc Hội thảo.
Một số hình ảnh hội thảo
TS. Trần Trọng Huy, Phó Trưởng phòng Quản lý Đào tạo đóng góp cho Chương trình đào tạo
ThS. Võ Song Toàn, Phó Trưởng Khoa Luật Kinh tế phát biểu đóng góp cho Chương trình đào tạo
TS. Ông Văn Năm Trưởng phòng, Phòng Khảo thí – Đảm bảo chất lượng giáo dục phát biểu đóng góp cho Chương trình đào tạo
TS. Trương Thế Minh, Phó trưởng Khoa Luật Trường Đại học Thủ Dầu Một góp ý cho Chương trình đào tạo
ThS.LS. Cao Nhật Anh góp ý cho Chương trình đào tạo
ThS.LS. Trương Hoàng Đạt phát biểu góp ý cho Chương trình đào tạo
ThS.LS. Nguyễn Hữu Tiếng phát biểu đóng góp cho Chương trình đào tạo