Ngành Luật Kinh tế : Tấm khiên pháp lý trên thương trường

        Nền kinh tế ngày càng phát triển với những loại hình kinh doanh đa dạng, quy mô ngày càng lớn và mức độ hội nhập quốc tế sâu rộng; số lượng, mức độ phức tạp của các tranh chấp và các vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực kinh tế cũng gia tăng. Theo Báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, trong giai đoạn 2016 – 2018 tòa án các cấp đã thụ lý hơn 1.400.000 vụ án, trong đó có khoảng 440.000 vụ án (khoảng hơn 30%) thuộc lĩnh vực dân sự, kinh doanh thương mại, tranh chấp tài sản…          Trong các vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại, lĩnh vực đầu tư, tài chính ngân hàng chiếm khoảng 32%, kinh doanh hàng hóa chiếm khoảng 21%. Đó là chưa kể đến những tranh chấp kinh tế, thương mại được xử lý tại trọng tài kinh tế; những vấn đề được xử lý bởi các cơ quan thanh tra, giám sát.  Số liệu trên cho thấy nhu cầu đội ngũ nhân lực am hiểu về pháp luật để làm việc trong các cơ quan tài phán, cơ quan quản lý nhà nước, công ty tư vấn luật, ngân hàng, các tổ chức và doanh nghiệp… là vô cùng lớn. 

 

Hình 1: Sinh viên Khoa Luật Kinh tế tham gia Cuộc thi "Giảng đường Pháp luật" do Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh và Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức

 

Ngành Luật kinh tế là gì?
         Luật kinh tế là một lĩnh vực của pháp luật, điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình kinh doanh của các chủ thể và quá trình quản lý kinh tế của nhà nước nhằm đảm bảo lợi ích của các bên tham gia trong hoạt động kinh doanh. Ngành Luật kinh tế là ngành học nghiên cứu cách thức xây dựng và áp dụng luật pháp đối với lĩnh vực kinh doanh, thương mại. 
Khi bạn thành lập doanh nghiệp để tiến hành hoạt động kinh doanh, bạn đã tạo ra một pháp nhân, một chủ thể pháp lý mới, vậy chủ thế đó được thành lập, tổ chức hoạt động, giải thể, pháp sản, hợp nhất, sáp nhập như thế nào ? 
Khi công ty của bạn ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ với các đối tác trong và ngoài nước, bạn phải soạn thảo hợp đồng thế nào? Làm sao để hạn chế được rủi ro về phía mình, nhưng hài hòa lợi ích của các bên để giao dịch có thể được tiến hành?  
           Khi ngân hàng và khách hàng vay vốn ký kết hợp đồng tín dụng, các điều khoản về lãi suất, thời hạn, mục đích sử dụng vốn, tài sản đảm bảo được đàm phán và ký kết thế nào? Khi khách hàng không hoàn trả nợ vay theo hợp đồng, trình tự xử lý tài sản đảm bảo như thế nào?   
        Công ty của bạn mất rất nhiều công sức để xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa hay bí quyết công nghệ, làm sao để bạn có thể bảo vệ được những tài sản trí tuệ này  của mình trong phạm vi trong nước cũng như quốc tế ? 
        Khi xảy ra các tranh chấp công ty của bạn là bên đi kiện hoặc bên bị kiện ? Trình tự làm việc với các cơ quan tố tụng như thế nào? 

 

Hình 2: Sinh viên Khoa Luật Kinh tế trong một phiên toà giả định

 

        Trên đây chỉ là một vài trong số rất nhiều tình huống liên quan đến luật pháp trong lĩnh vực kinh tế, với rất nhiều mảng khác nhau như: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, tín dụng, đầu tư, chứng khoán, bảo hiểm, sở hữu trí tuệ, lao động, kinh doanh bất động sản, cạnh tranh … Ông bà ta có câu “ vô phúc đáo tụng đình”. Những kiến thức về luật kinh tế sẽ giúp bạn hạn chế tối đa những rủi ro pháp lý trong kinh doanh, đảm bảo các hoạt động kinh doanh tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, hạn chế các nguy cơ xảy ra tranh chấp, hạn chế “đáo tụng đình” và bảo vệ được quyền lợi chính đáng, hợp pháp của mình. 

Mục tiêu đào tạo:

• Sinh viên ngành Luật kinh tế Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh (BUH) được đào tạo và trang bị: 
- Kiến thức cơ bản về chính trị, xã hội; kiến thức nền tảng về luật học, nguyên lý của nhà nước, pháp luật, các đạo luật căn bản, các khía cạnh pháp lý trong lĩnh vực kinh tế; kiến thức chuyên sâu về pháp luật trong kinh doanh như: hợp đồng, lao động, thương mại cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản ….đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; các kiến thức bổ trợ về kinh tế, tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh…
- Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề pháp lý; phương pháp tư duy logic và hệ thống; kỹ năng thực hành nghề luật; kỹ năng thuyết trình, phản biện, thuyết phục, giao tiếp, làm việc nhóm … 
- Thái độ hành xử chuyên nghiệp; tuân thủ đạo đức nghề nghiệp (trung thực, trách nhiệm, chính trực); ý thức thượng tôn pháp luật và trách nhiệm cộng đồng; có lộ trình phát triển nghề nghiệp nghề nghiệp; có ý thức nghiên cứu, học tập suốt đời.
• Sinh viên tốt nghiệp có đủ khả năng tiếp cận và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong hoạt động kinh doanh.

Các môn học tiêu biểu:
• Luật tố tụng dân sự 
• Luật quốc tế
• Luật thương mại
• Luật hợp đồng
• Kỹ năng thực hành nghề luật 
• Luật Ngân hàng
• Luật cạnh tranh
• Luật sở hữu trí tuệ
• Luật chứng khoán
• Luật kinh doanh bảo hiểm
• Luật kinh doanh bất động sản 
• Phá sản và giải quyết tranh chấp
 
Cơ hội nghề nghiệp: 
Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật kinh tế có thể đảm nhận các vị trí công việc:
- Nhóm 1: Tại các cơ quan lập pháp, tư pháp (Hệ thống tòa án nhân dân, Viện kiểm sát), trọng tài thương mại, các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương. 
- Nhóm 2: Luật sư, chuyên viên tư vấn tại các văn phòng luật sư, các công ty tư vấn luật
- Nhóm 3: Chuyên viên Bộ phận pháp chế, Kiểm soát nội bộ, Hành chính, tổ chức tại Ngân hàng và Doanh nghiệp
- Nhóm 4: Làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu

Các tố chất phù hợp với ngành: 
- Khả năng sử dụng ngôn ngữ tốt trong cả viết và nói
- Có trí nhớ tốt, tư duy logic, tư duy phản biện
- Có mức độ cảm nhận cao về giá trị công bằng, công lý, khách quan 
- Có kỹ năng trình bày và thuyết phục tốt
- Có sự yêu thích đối với lĩnh vực xã hội, luật pháp và kinh doanh.

 

Hình 3: Đội ngũ Giảng viên Khoa Luật Kinh tế

 

Tại sao bạn nên học ngành Luật kinh tế tại BUH ?  
- Là đào tạo ngành đào tạo mới với 3 khóa sinh viên đã tốt nghiệp, nhưng Ngành Luật Kinh tế kế thừa kinh nghiệm 45 năm giảng dạy đào tạo khối ngành kinh tế, kinh doanh quản lý và đào tạo luật chuyên ngành tại Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh
- Đội ngũ giảng viên cơ hữu là các chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm, có học vị Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ được đào tạo từ các trường luật uy tín trong và ngoài nước. Giảng viên thỉnh giảng là các luật sư, luật gia, chuyên gia uy tín đến từ các trường đại học, cơ quan tư pháp, văn phòng luật sư, công ty tư vấn luật…
- Mối quan hệ sâu rộng với các cơ quan tư pháp, văn phòng luật sư, công ty tư vấn luật, bộ phận pháp chế của các Ngân hàng, doanh nghiệp lớp…
- Ngoài kiến thức về luật học, luật chuyên ngành, sinh viên còn được trang bị kiến thức bổ trợ về kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh. 
- Các hoạt động ngoại khóa và học thuật đa dạng với Đoàn khoa Luật kinh tế, Câu lạc bộ Pháp lý (JC). 

Phương thức tuyển sinh:
Năm 2020, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh ngành Luật kinh tế với chỉ tiêu và phương thức: 

Chương trình, Ngành đào tạo Mã ĐKXT Tổ hợp môn (Học bạ và kết quả thi THPT) Chỉ tiêu và Phương thức xét tuyển

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY CHUẨN

 
Ngành Luật kinh tế 7380107C00, D01, D07, D14 Kết quả thi THPTQG
175
Kết quả thi đánh giá năng lực 
15

(*) Thí sinh có thể điều chỉnh bổ sung nguyện vọng xét tuyển theo phương thức dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 19.9 đến 27.9.2020
(**) Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển theo kết quả thi ĐGNL do ĐHQG TP. Hồ Chí Minh tổ chức từ ngày 06.9 đến hết ngày 08.9.2020

Thông tin liên hệ: 
Phòng Tư vấn tuyển sinh & Phát triển thương hiệu
Địa chỉ: Tầng trệt, 36 Tôn Thất Đạm, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028. 38211704
Hotline: 0888 35 34 88 
Website: http://tuyensinh.buh.edu.vn/
Email: phongtvts@buh.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/tuyensinhdaihocnganhang/
Youtube: BUH Channel

Nguồn: Khoa Luật Kinh tế - BUH
Phòng Tư vấn tuyển sinh và Phát triển thương hiệu - BUH

kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE