Lĩnh vực “Luật kinh tế” điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của các thành phần khác nhau trong xã hội và việc quản lý kinh tế của nhà nước với mục đích bảo vệ lợi ích chính đáng của xã hội, nhà nước, người tham gia vào kinh doanh. “Luật kinh tế” gồm nhiều mảng khác nhau của hoạt động kinh doanh như: thành lập, tổ chức doanh nghiệp, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, tín dụng, đầu tư, chứng khoán, bảo hiểm, sở hữu trí tuệ, lao động, kinh doanh bất động sản, cạnh tranh … Nền kinh tế phát triển với những loại hình kinh doanh đa dạng, quy mô ngày càng lớn và mức độ hội nhập quốc tế sâu rộng; số lượng, mức độ phức tạp của các tranh chấp pháp lý trong kinh doanh cũng gia tăng. Sự hiểu biết pháp luật về kinh tế được ví như tấm khiên pháp lý trên thương trường, giúp chúng ta “chữa bệnh” khi phát sinh các tranh chấp và các vấn đề pháp lý trong kinh doanh, thương mại và quan trọng hơn là “phòng bệnh” để các tình huống bất lợi này không xảy ra.
Cơ hội nghề nghiệp rộng mở:
Người tốt nghiệp ngành Luật nói chung và Luật kinh tế nói riêng có cơ hội việc làm khá đa dạng. Bên cạnh những vị trí công việc được xem như độc quyền của “con nhà luật” như: thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên, công chứng viên, đấu giá viên và các chức danh tư pháp khác; người tốt nghiệp ngành luật kinh tế còn có thể làm việc ở các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội từ trung ương đến địa phương; làm việc tại các bộ phập pháp chế, hành chính, nhân sự của các doanh nghiệp, tổ chức; hay trở thành giảng viên, nghiên cứu viên …. Chúng ta đều biết, trên thế giới và tại Việt Nam, các trường luật cũng là cái nôi đào tạo nhiều chính khách, doanh nhân, các nhà quản lý, điều hành nổi tiếng.
Hướng đi mới trong đào tạo ngành Luật của BUH
Bên cạnh các cơ sở giáo dục có bề dày truyền thống về đào tạo ngành luật tại Việt Nam, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh (BUH) kế thừa kinh nghiệm 45 năm giảng dạy đào tạo khối ngành kinh tế, kinh doanh quản lý, pháp luật… học hỏi kinh nghiệm đào tạo luật trong nước và thế giới, đồng thời tìm cho mình một hướng đi riêng. Mô hình đào tạo Luật tại trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa kiến thức pháp lý nền tảng, kiến thức luật chuyên ngành, kỹ năng thực hành nghề luật và bổ trợ một số kiến thức đặc sắc về kinh tế.
Phiên tòa giả định của sinh viên BUH
Tại BUH, ngoài kiến thức nền tảng về luật học, luật chuyên ngành, trong chương trình đào tạo sinh viên ngành Luật Kinh tế còn có cơ hội được trang bị kiến thức về kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, bảo hiểm, đầu tư … Sinh viên cũng có thể tìm hiểu các kiến thức chuyên môn ngoài ngành luật thông qua các câu lạc bộ, các cuộc thi, các sinh hoạt học thuật đa dạng hoặc có thể theo học ngành 2 các ngành thuộc khối kinh doanh, quản lý.
Các kỹ năng hành nghề luật như: phản biện, thuyết trình, soạn thảo văn bản, đàm phán và thương lượng hợp đồng… được phát triển thông qua các môn học và hoạt động ngoại khóa phong phú. Sinh viên cũng có điều kiện tiếp cận và trải nghiệm thực tế thông qua các tình huống thực tế, vụ án thực tế, tọa đàm với các chuyên gia pháp lý, tổ chức và tham gia các phiên tòa giả định … Năm 2021, Chương trình đào tạo Luật kinh tế tại BUH được điều chỉnh và cập nhật giúp người học có thể chọn lựa định hướng nghề nghiệp pháp luật kinh tế trong hoạt động tài chính – ngân hàng, hoạt động quản trị doanh nghiệp hoặc ứng dụng số trong nghề luật.
Ngày hội Pháp luật tại BUH
Với đội ngũ giảng viên cơ hữu là các chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, chuyển đổi số, BUH là chuẩn bị nền tảng vững chắc cho những “người cầm cân nảy mực”, luật sư, nhà quản lý, doanh nhân của tương lai.
Giảng viên và sinh viên tham gia chương trình chào đón tân sinh viên Khoa Luật kinh tế
THÔNG TIN XÉT TUYỂN ĐHCQ 2021 BẰNG ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT
Mã trường : NHS
Tên ngành: Luật kinh tế
Mã ĐKXT: 7380107 Chỉ tiêu: 150
Tổ hợp môn: A00, A01, C00, D01